Công thức tính diện tính hình bình hành được vận dụng rất nhiều trong chương trình toán phổ thông. Bài viết dưới đây, Kinh Nghiệm Số sẽ tổng hợp công thức tính diện tích hình bình hành nhanh chóng, đơn giản và các bài tập minh họa cho bạn tiện tham khảo.
Hình bình hành là gì?
Hình bình hành là kiến thức mà các bạn học sinh đã được làm quen trong chương trình toán học lớp 4. Đồng thời được bổ sung, nâng cao trong toán lớp 5.
Theo sách giáo khoa toán học lớp 4, hình bình hành được định nghĩa như sau: Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối song song nhau. Hoặc một tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau thì tứ giác đó là hình bình hành.
Công thức tính diện tích hình bình hành
Diện tích bề mặt của một hình học là toàn bộ những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy, quan sát của đối tượng. Như vậy, diện tích hình bình hành chính là toàn phần mặt phẳng mà bạn có thể nhìn thấy được.
Công thức tính diện tích hình bình hành đã được nghiên cứu, áp dụng trong công thức như sau: Diện tích hình bình hành bằng tích cạnh đáy nhân với chiều cao.
Ta có công thức S= a x h. Trong đó:
- S: Diện tích của hình bình hành.
- a: Độ dài của cạnh đáy hình bình hành.
- h: Chiều cao hình bình hành.
Xem thêm: Cách tính diện tích Hình Thang chính xác, dễ nhớ nhất!
Công thức để tính chu vi của hình bình hành
Chu vi của hình bình hành được tính bằng 2 lần tổng của một cặp cạnh kề nhau bất kỳ. Hay nói cách khác, chu vi của hình bình hành chính là số đo tổng độ dài 4 cạnh hình bình hành.
Ta có công thức tính chu vi hình bình hành như sau: P = (a+b) x 2. Trong đó:
- P: Chu vi của hình bình hành.
- a, b: Độ dài hai cạnh bất kỳ hình bình hành.
Những dạng bài tập liên quan đến diện tích hình bình hành
Liên quan đến công thức diện tích hình bình hành, các bạn học sinh cần làm được những dạng bài như sau:
Dạng 1: Tính diện tích của hình bình hành ABCD khi biết độ dài chiều cao và cạnh đáy.
Cách làm: Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành: S.hbh = axh.
Ví dụ 1: Tính diện tích của hình bình hành có độ dài cạnh đáy bằng 2dm và chiều cao bằng 9cm.
Bài giải:
- Đổi đơn vị đo: 2dm = 20cm.
- Diện tích của hình bình hành ABCD là: 20×9= 180 (cm2)
Đáp án: 180 (cm2).
Ví dụ 2: Tính diện tích hình bình hành có độ dài cạnh đáy là 10 cm, chiều cao bằng ⅗ độ dài đáy.
Lời giải:
Ta có:
- Độ dài chiều cao của hình bình hành đó là 10:5×3= 6 (cm).
- Diện tích của hình bình hành là: 6 x 10 = 60 (cm2)
Ví dụ 3: Một thửa ruộng có dạng hình bình hành có độ dài cạnh đáy là 2km60m. Chiều cao bằng ¾ độ dài đáy. Tính diện tích của thửa ruộng đó.
Bài giải:
Đổi đơn vị: 2km 60m = 2060 (m)
Chiều cao của thửa ruộng hình bình hành là: 2060 x ¾ = 1.545 (m)
Diện tích của thửa đất đó bằng: 2060 x 1545 = 3.182.700 (m2).
Đáp án: 3182700 (m2).
Dạng 2: Tính độ dài khi biết chiều cao và diện tích hình bình hành
Cách làm: Từ công thức S=a x h ta có: độ dài cạnh hình bình hành bằng Diện tích chia chiều cao.
Ví dụ 1: Cho hình bình hành ABCD có diện tích bằng 980 cm2, chiều cao bằng 28 cm. Tính độ dài cạnh của hình bình hành đó.
Bài giải:
Độ dài cạnh đáy của hình bình hành là
= 980 : 28 = 35 (cm)
Đáp án: 35 cm.
Ví dụ 2: Một hình bình hành có diện tích 8/3 m2, chiều cao là 2/3 m. Cạnh đáy tương ứng hình bình hành bằng bao nhiêu?
Lời giải: Áp dụng công thức diện tích hình bình hành. Ta có:
Độ dài cạnh đáy của hình bình hành là: 8/3: 2/3 = 4 (m)
Đáp số: 4 m
Dạng 5: Tính chiều cao của hình bình hành khi biết diện tích và độ dài cạnh đáy.
Cách làm: Từ công thức S = a x h. Ta có: h = S:a.
Ví dụ 1: Tính chiều cao hình bình hành biết diện tích hình bình hành đó bằng 2000cm2, độ dài của cạnh đáy bằng 4dm.
Bài giải:
- Đổi đơn vị đo: 4dm = 40 cm.
- Chiều cao hình bình hành là: 2000 40= 50 cm.
Đáp án: 50 cm.
Ví dụ 2: Một hình bình hành diện tích bằng 750cm2, chiều cao là 25cm. Tính độ dài cạnh đáy của hình bình hành đó.
Bài giải:
Ta có: Độ dài cạnh đáy của hình bình hành đó bằng: 750:25=30 (cm).
Đáp án: 30 cm.
Những dạng bài về diện tích hình bình hành thường gặp
Dưới đây là những dạng bài tập về diện tích hình bình hành lớp 4, diện tích hình bình hành lớp 5 mà các bạn học sinh có thể tự làm thêm để ghi nhớ công thức nhanh hơn.
Bài 1: Tính diện tích của hình bình hành ABCD có độ dài cạnh đáy bằng 4cm, chiều cao AH = 5cm. Đáp án: 20 cm2.
Bài 2: Tính diện tích hình bình hành có độ dài cạnh đáy bằng 36 cm, chiều cao bằng 2/3 cạnh đáy. Tính diện tích hình bình hành. Đáp án: 864 (cm2).
Bài 3: Một hình bình hành có độ dài của cạnh đáy hơn chiều cao là 10 cm.
Bài 4: Một hình bình hành có độ dài đáy hơn chiều cao 15cm. Tính diện tích hình bình hành đó, biết rằng chiều cao bằng 4/7 độ dài đáy.
Bài 5: Một hình bình hành có diện tích bằng 36m2. Độ dài cạnh đáy bằng 4m. Tinh chiều cao của hình bình hành. Đáp án: 9 (m).
Trên đây là công thức tính diện tích hình bình hành nhanh chóng, đơn giản mà các bạn học sinh cần nắm chắc để vận dụng tốt khi giải dạng bài này. Hy vọng, tổng hợp này của Kinh Nghiệm Số hữu ích cho bạn khi ôn luyện kiến thức về hình học.
Xem thêm: