Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở
Khi bạn sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thu ethanol vào máu đi khắp cơ thể, trong đó có phổi. Đây chính là cơ sở để cảnh sát giao thông thực hiện đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng máy đo nồng độ cồn khi nghi ngờ tài xế uống rượu bia khi lái xe.
Mất bao lâu để cơ thể chuyển hóa hết rượu bia?
Rượu được chuyển hóa với tốc độ ổn định ở mỗi người, nhưng một số người có thể cảm nhận được tác dụng của rượu kéo dài hơn so với người khác. Điều đó là nồng độ cồn trong máu có thể khác nhau giữa mỗi người và hoàn cảnh khác nhau. Nồng độ cồn trong máu (tên tiếng Anh là Blood alcohol concentration và viết tắt là BAC) thể hiện lượng cồn trong máu. Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến BAC và cách bạn phản ứng với rượu, bao gồm:
- Tuổi tác
- Cân nặng
- Uống rượu khi bụng đói
- Thuốc
- Mắc các bệnh gan
Các yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng để tiên lượng mất bao nhiêu thời gian để chuyển hóarượu bia. Sau đây là những ước tính chung về thời gian cần thiết để chuyển hóa các loại đồ uống có nồng độ cồn khác nhau, mặc dù mức độ thời gian này sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng rượu trong đồ uống
Mức phạt nồng độ cồn 2019
Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP vừa được ban hành, thì kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiển các phương tiện giao thông (bao gồm cả ôtô,xe máy, xe đạp điện…) khi có nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu. Cụ thể mức nồng độ cồn và mức phạt nồng độ cồn 2019 như sau: