HomeKiến thứcCó thể bạn chưa biết ?Tết Đoan Ngọ: Nguồn gốc và ý nghĩa trong...

Tết Đoan Ngọ: Nguồn gốc và ý nghĩa trong văn hóa ở Việt Nam

5/5 - (3 bình chọn)

Dù có phần chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, song Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam vẫn ẩn chứa những ý nghĩa rất riêng về nguồn gốc và phong tục truyền thống. Cùng Kinh nghiệm Số khám phá nét đặc sắc & ý nghĩa Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam nhé.

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ dựa theo tín ngưỡng dân gian Phương Đông là ngày sẽ đánh dấu giai đoạn mở đầu cho một mùa màng bội thu, cho những điều tốt đẹp. Đây cũng là thời điểm tổ chức rất nhiều tục lệ: Tục chiết sâu bọ, tục tắm nước lá mùi, tục nhuộm móng chân móng tay, tục hái thuốc giờ ngọ.

Bạn nên biết thêm:

Tết Đoan Ngọ là gì
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Diệt sâu bọ

Tết Đoan Ngọ năm 2023 vào ngày nào?

Tết Đoan Ngọ: Thứ Năm ngày 22/06/2023

Nếu bạn không biết thì Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Và còn được gọi với cái tên dân giã đó là “Tết Giết sâu bọ”. Là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trái.

Ngày Tết này còn được biết đến tên gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ (Đoan: Mở đầu, Ngọ: Giữa trưa, Dương là khí dương, mắt trời). Tết Đoan Dương là bắt đầu lúc khí dương thịnh hành.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?

Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Tại mỗi nước khác nhau đều mang những phong tục, nghi thức khác nhau và là một phong tục lễ tết Á Đông về vòng tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc ngày lễ này tại mỗi quốc gia. Trong đó tại Trung Quốc phải kể đến truyền thuyết Khuất Nguyên.

Khuất Nguyên là vị đại thần ở cuối thời Chiến Quốc. Ông là nhà văn nổi tiếng và cũng là một đại thần nước Sở. Cũng chính ông là tác giả bài thơ Ly Tao thể hiện tâm trạng muốn can gián vua trước họa mất nước.

Vốn có tính khí cương trực, ông đã luôn can ngăn vua nên ông buộc phải đi đày do hội gian thần hãm hại. Trên đường đi đày, nghe tin nước Sở mất ông buồn bã gieo mình tự vẫn xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5.

Bày tỏ lòng thương tiếc vị trung thần, vào đúng ngày này người dân Trung Quốc sẽ làm bánh (làm thức ăn cho tôm, cá vì sợ tôm, cá rỉa xác ông), quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (để cho cá sợ) sau đó bơi thuyền ra giữa sông ném bánh, bỏ gạo vào ống tre cúng Khuất Nguyên.

Tại Trung Quốc ngày Tết Đoan Ngọ thường tổ chức các hoạt động: Đeo túi thơm, uống rượu hùng hoàng, ăn bánh ú….

Khá nhiều bạn quan điểm rằng Tết Đoan Ngọ Việt Nam cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Vào một ngày sau vụ mùa bội thu song năm đó sâu bọ đã ăn rất nhiều cây trái, thực phẩm.

Trong lúc nhân dân chưa biết giải quyết thế nào thì một ông lão từ xa xưng là Đôi Truân đến chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm Bánh tro, trái cây tiếp đó ra trước nhà để tập thể dục.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ Việt Nam
Các món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Nghe  lời ông lão, chỉ sau một lúc sâu bọ lăn ngã giãy dụa. Ông còn dặn dò thêm: Vào ngày này mỗi năm sâu bọ đều rất hung hăng, hãy làm theo điều ông nói vào những ngày này thì sẽ trị được chúng. Chưa kịp cảm tạ ông lão đã đi mất.

Kể từ đó, để tưởng nhớ ông người dân đã đặt tên cho ngày lễ này là Tết diệt sâu bọ. Khác hoàn toàn với truyền thống Khuất Nguyên ở Trung Quốc.

>> Tìm hiểu thêm: Sự thật đất nước Trung Quốc

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Người Việt coi ngày tết này là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, giao mùa, thời tiết, dịch bệnh dễ phát sinh; nên dân gian đặc biệt phòng trừ bệnh tật cẩn thận trong thời điểm này.

Các phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Vào ngày này, khắp các thành phố đến làng quê đều tổ chức rất nhiều tục lệ, hoạt động bổ ích: Nhộn nhịp chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên, hoa quả, cả nhà quây quần ăn rượu nếp, bánh tro, hoa quả chua để diệt trừ sâu bệnh, xua đuổi bệnh tật.

Tùy theo từng vùng miền địa phương có thêm những phong tục khác nhau như: Nhuộm móng chân, móng tay, tắm nước lá mùi, hái lá thuốc vào giờ Ngọ, treo ngải cứu trừ tà.

Ví dụ như tại Hà Nội & một vài tỉnh miền Bắc vào ngày này không thể thiếu món rượu nếp, rượu nếp cẩm. Bởi quan niệm rằng có rất nhiều ký sinh gây hại nằm trong các bộ phận tiêu hóa của người và ẩn sâu trong đó; nên không phải lúc nào cũng diệt được. Chỉ có ngày 5/5 mới là thời điểm chúng ngoi lên ăn hoa quả vị chua, rượu nếp sẽ diệt trừ được nó.

Phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ
Rượu nếp cẩm là món ăn quen thuộc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Hay món Cơm rượu miền Trung được làm từ phương pháp lên men cổ truyền vừa là món tráng miệng; vừa giúp dễ tiêu hóa. Nên người miền Trung rất ưa chuộng món ăn này có hình dáng vuông vắn này.

Còn miền Nam, vẫn là món cơm rượu xong không được để rời từng viên mà phải xếp thành từng viên tròn trước khi ủ. Thường có thêm nước tiết ra và cũng được thêm nước đường rất ngon.

Ngoài ra, tại Hồ Chí Minh không thể thiếu món thịt vịt, Đà Nẵng có mâm cơm cúng là bánh ú tro không thể thiếu.

Đón xem: Những điều cấm kỵ trong Tháng Cô Hồn

Nhunq
Nhunq
Mình là Lại Thị Hồng Nhung và hiện tại đang là tác giả viết bài tại trang thủ thuật Kinh Nghiệm Số. Mình luôn hướng tới việc chia sẻ niềm đam mê, kiến thức sâu rộng về công nghệ, ứng dụng - phần mềm, trò chơi game và kiến thức đời sống cho mọi người. Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài công nghệ, Nhung tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

- Advertisement -