Hình trụ tròn là một trong những dạng hình học quen thuộc mà chúng ta bắt gặp hằng ngày. Chẳng hạn như cái thùng, lọ hoa, lon sữa bò… Nối tiếp công thức tính diện tích xung quanh hình trụ trong bài viết trước, hôm nay Kinh Nghiệm Số sẽ cùng bạn giải đáp công thức tính thể tích hình trụ, thể tích khối trụ dễ nhớ nhất để các em học sinh tự tin giải mọi bài tập về hình trụ nhé!
Công thức tính thể tính hình trụ
Để tính thể tích hình trụ, khối trụ tròn ta sử dụng công thức: V = r2 .h. π. Trong đó:
- V: Đơn vị ký hiệu của thể tích ((m3)
- r: Bán kính của hình tròn mặt đáy hình trụ
- h: Chiều cao hình trụ cần tính
- π:pi là hằng số (pi = 3,14)
Hay khi nói bằng lời chúng ta sẽ có: Muốn tích thể tích hình trụ, ta lấy độ dài chiều cao nhân với bình phương độ dài bán kính của hình tròn mặt đáy và nhân với 3,14.
Để dễ hiểu hơn, Kinh Nghiệm Số sẽ cho bạn một ví dụ minh họa sau:
Tính thể tích hình trụ biết chiều cao bằng 6 cm, bán kính mặt đáy bằng 8cm. Áp dụng công thức và thay số ta có:
V hình trụ = 6 x 8×8 x3,14= 1205.76 (cm3)
Cách giải bài tập liên quan đến thể tích hình trụ
Dạng tập liên quan đến thể tích hình trụ, thể tích khối trụ khá đa dạng. Chính vì thế để làm được dạng bài này các bạn học sinh cần biết cách tính của từng đại lượng để dễ dàng vận dụng. Cụ thể như sau:
Cách tính bán kính đáy
Chúng ta có thể tính bất kỳ một trong hai mặt đáy nào của hình trụ vì hay mặt đáy hình trụ tính chất bằng nhau. Trong trường hợp khi chưa có số đo của bán kính đáy, chúng ta sẽ dùng thước đo khoảng cách rộng nhất trên đường tròn. Sau đó lấy kết quả chia cho 2. Vì bán kính bằng một phần hai đường kính.
Ví dụ: Khi đo đường kính là 6, ta sẽ tính ra bán kính là r = 6:2=3.
Một chú ý quan trọng là đường kính là đường dây cung lớn nhất của một hình tròn. Vậy nên khi đo đường kính, ta sẽ chọn một mép đường tròn nằm ở điểm số 0 thước đo, sau đó đo độ dài lớn nhất mà không được làm mốc số 0 đó di chuyển để đo ra đường kính.
Cách tính chiều cao hình trụ
Theo định nghĩa, chiều cao của hình trụ chính là khoảng cách 2 đáy trên mặt bên. Tương tự như bán kính, khi chưa biết số đo chiều cao ta có thể lấy thước đo để đo chính xác. Sau đó thay vào công thức là sẽ tính được thể tích hình trụ.
Cách tính diện tích đáy tròn
Công thức để tính diện tích hình tròn là A π.r2. Trong đó: A là kí hiệu diện tích đáy tròn, r là bán kính hình tròn (mặt đáy của hình trụ).
Ví dụ: hình tròn có bán kính là 3cm thì ta sẽ tính được diện tích đáy tròn = 3,14 x (3)2 = 28.26 (cm2)
Ứng dụng hình trụ tròn trong cuộc sống
Sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, hình trụ tròn có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Điển hình mà chúng ta bắt gặp thường xuyên nhất chính là những lon nước có thiết kế theo hình trụ.
Theo các chuyên gia lý giải về điều này thì hình trụ sở hữu khá nhiều đặc điểm, tính năng như có khả năng chịu lực tốt, tối ưu hóa được không gian lưu trữ hơn so với các hình dạng khác như khối hộp hay hình cầu…
Bên cạnh đó, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều thiết kế hình trụ được mẹ thiên nhiên ban tặng như những thân cây to lớn. Các nhà khoa học cho rằng, thân cây có hình dáng như thế sẽ cho khả năng chịu lực tốt nhất để chống chịu được khối lượng của các tán lá, cành cây hay trái cây phía trên. Cũng chính bởi những đặc điểm đó mà hiện này đã có rất nhiều cấu trúc được thiết kế dạng hình trụ tròn như các đường ống nước, ống khói hay các tháp nước…
Như vậy, qua bài viết Kinh Nghiệm Số đã cùng bạn đọc tìm hiểu công thức tính thể tích hình trụ, thể tích khối trụ và các đại lượng liên quan. Đây cũng là mảng kiến thức quan trọng mà các bạn học sinh cần nắm vững để tự tin khi làm toán hình.