HomeKiến thứcCách chữa bỏng đúng cách không để lại sẹo...

Cách chữa bỏng đúng cách không để lại sẹo ngay tại nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Bi bỏng do nước sôi, bị bỏng dầu ăn, bị bỏng bức xạ, bỏng do nhiệt hay chỉ một chút sơ ý khi cọ chân vào bô xe máy…. Và rất nhiều tình huống khác khiến chúng ta bị bỏng. Cùng Kinh Nghiệm Số bỏ túi những mẹo cách chữa bỏng tránh để lại tổn thương hay sẹo gây ra nhé.

Cách chữa bỏng – Sơ cứu đúng cách khi bị bỏng

Bỏng là một trong những sự cố bất cứ chúng ta đều có thể mắc phải mỗi ngày. Bạn có thể bị bỏng vì một chút sơ ý do đổ cốc nước sôi trên bàn; do chạm chân vào bô xe máy; hay do dầu ăn bắn trong quá trình nấu nướng. Với mỗi mức độ bỏng gây ra, bạn cần biết những cách xử lý, sơ cứu nhất định.

Bỏng mức độ 1: Vết thương tự lành sau vài ngày

Đây là mức độ nhẹ nhất do bỏng gây nên với biểu hiện có chút sưng đau nhẹ, vùng da đỏ. Trong tình huống này, bạn hãy nhanh chóng ngâm phần bị bỏng trong nước lạnh từ 5-7 phút giúp giảm sưng, hạ nhiệt cho vết bỏng. Sau đó tùy mức độ bạn có thể dùng thêm băng gạt để bảo vệ vùng da bị thương.

Cách chữa bỏng khi bị phồng
Bị bỏng, tình huống rất dễ xảy ra hằng ngày

Bỏng mức độ 2: Vết thương có thể để lại sẹo

Với mức độ này bạn sẽ có cảm giác đau rát hơn xuất hiện những vết mụn nước, sưng nhiều hơn. Lúc này, hãy nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng vào nước lạnh vừa để hạ nhiệt; vừa giảm tác hại do bỏng gây ra. Đồng thời tùy diện tích bị bỏng mà bạn có thể dùng băng gạt hay mảnh vải quấn. Sau đó hãy dùng nước muối NaCl sát khuẩn vết thương.

Khuyến cáo theo kiến thức khoa học thì không nên dùng oxy già hay kem đánh răng như mọi người vẫn truyền nhau. Các chuyên gia cho biết, đây là cách làm rất dễ dẫn đến trường hợp hoại tử da, gây chết mô hạt thậm chí là nguyên do gây nên sẹo. Sau đó, hãy kiểm tra vết bỏng mỗi ngày xem có hiện tượng nhiễm trùng, sưng đau, đỏ hơn hay không. Tuyệt đối không tự ý làm vỡ các vệt nước phồng rất dễ gây tổn thương, nhiễm trùng da.

Bỏng mức độ 3: Mức độ bỏng nặng nhất

Trong trường hợp này bạn nhất định phải đến ngay bệnh viện gần nhất. Hãy tránh bất cứ tóc, quần áo hay vật nào dính vào vùng da bị bỏng. Đặc biệt trong trường hợp bị bỏng nặng bạn không nên tự ý nhúng vết thương trong nước; hoặc các loại thuốc nào khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Làm thế nào hạn chế sự hình thành sẹo do bỏng gây ra?

Những vết sẹo hay các khoảng da loang xấu xí luôn là nỗi lo lắng với bất cứ ai khi bị bỏng. Theo quan niệm dân gian, nghệ tươi, cây lá bỏng, mã đề… là những thần dược vô cùng tuyệt vời trong việc làm liền sẹo, giảm vết thâm.

Dùng nghệ tươi trị sẹo bỏng

Nghệ tươi: Cách chữa bỏng từ nghệ tươi luôn là một trong những phương pháp chữa bỏng hạn chế sẹo được nhiều người sử dụng.

Dùng nghệ tươi trị sẹo bỏng
Cách chữa bỏng từ nghệ tươi

Sở dĩ trong nghệ chứa hàm lượng vitamin E, C, K và hàm lượng Curcumin cao. Đây là các dưỡng chất rất tốt trong việc tẩy tế bào chết, chống khuẩn, tái tạo da kích thích làm mờ vết thâm giúp vùng da bị thương mau lành và đều màu hơn. Cách chữa bỏng từ nghệ tươi đơn giản, hiệu quả và rất dễ thực hiện với các bước sau:

  • Bạn bôi trước nên vùng da khác để xem da bạn có bị phản ứng với nghệ hay không. Nếu không nghệ sẽ là một thần dược tuyệt vời cho vùng da bị thương của bạn.
  • Khi vùng da của bạn bắt đầu trong giai đoạn lên da non, bạn mới bắt đầu bôi nghệ tươi lên hàng ngày. Bạn nên bôi từ 3-5 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả nhanh nhất.
  • Che chắn vết thương cẩn thận, tránh vùng da bị bắt nắng gây xạm màu.

Dùng cây lá bỏng chữa bỏng

Lá bỏng: Từ xưa cha ông ta luôn coi cây lá bỏng rất tốt trong việc làm mát vết thương, hạn chế sự hình thành sẹo. Lý giải cho điều này là rất nhiều dẫn chứng về sự xuất hiện các thành phần tuyệt vời có trong cây lá bỏng.

Cây lá bỏng trị bỏng
Cây lá bỏng chứa nhiều thành phần tốt quá trình tái tạo cho da

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá bỏng là hàm lượng rất lớn các dưỡng chất có tác dụng làm mát, tái tạo da, kháng khuẩn, ngăn ngừa sẹo có thể kể tên đến như: axit milic, axit lactic, axit oxalacetic, phenolic và rất nhiều các hoạt chất khác… Đây cũng chính là các thành phần rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh khác như: mất ngủ, chữa ho hay đau mắt đỏ… Do đó, khi bị bỏng bạn đừng quên bài thuốc chữa bỏng mà rất nhiều người đã áp dụng thành công như sau:

  • Dùng lá bỏng giã nhỏ lấy phần nước cốt.
  • Bôi đều nhẹ nhàng lên vết thương mỗi ngày từ 3-5 lần. Đồng thời mát xa nhẹ nhàng tăng khả năng tiếp xúc thẩm thấu các dưỡng chất đó tới toàn bộ vùng da bị thương.
  • Rửa sạch với nước và thực hiện thường xuyên để tăng lượng dinh dưỡng tới các tế bào được thẩm thấu nhanh hơn.

Chữa bỏng bằng cây mã đề

Mã đề: Mã đề cũng là một trong những cách chữa bỏng rất có tác dụng. Nếu nhà bạn có sẵn loại cây này, đừng quên dùng chúng trong trường hợp chẳng may bị bỏng nhé.

Cây mã đề rất tốt trong việc điều trị bỏng
Cây mã đề rất tốt trong việc điều trị bỏng

Trong một số loại thuốc trị bỏng hiện nay đều được điều chế từ chính các thành phần, dưỡng chất có trong cây mã đề như thành phần flavonoid, các hợp chất nhày, cholin, succinic và adenin, vitamin E, vitami C, aixit oleanolic… Những hợp chất này vừa có tác dụng ức chế sắc tố da gây thâm nám menalin. Đồng thời giúp việc sản xuất collagen cho da sáng đều màu, hạn chế sự hình thành sẹo. Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa bỏng từ cây mã đề như sau:

  • Rửa sạch mã đề, giã nhỏ lấy nước.
  • Làm sạch vết thương trước khi bôi nước ép mã đề lên.

Đừng quên áp dụng thường xuyên mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị vết bỏng bạn cần kiêng một số chất kích thích như trà, rượu hay cafe… Nó sẽ là các tác nhân khiến quá trình hồi phục vết thương chậm hơn.

Hy vọng bài viết là những mẹo bỏ túi giúp bạn xử lý khi bị bỏng, 1 tình huống rất dễ xảy ra thường ngày. Đừng quên đồng hành cùng Kinh Nghiệm Số bỏ túi cho mình những mẹo nhỏ hữu ích khác tại mục sức khỏe đời sống đấy nhé.

- Advertisement -