HomeKiến thứcCó thể bạn chưa biết ?Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa,...

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục tập quán

5/5 - (3 bình chọn)

Tết Nguyên Đán không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo Âm lịch mà còn mang nhiều ý nghĩa về cội nguồn và nhân văn sâu sắc từ bao đời này của cha ông ta. Cùng Kinh Nghiệm Số tìm hiểu chi tiết hơn về Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục truyền thống trong ngày lễ lớn nhất năm này nhé!

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán còn được biết đến với các tên gọi khác như Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết ta, Tết cả hay chỉ đơn giản là Tết. Đây là một dịp lễ mừng năm mới được tính theo lịch âm của các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Tết Nguyên Đán là gì
Tết Nguyên Đán là gì?

“Tết Nguyên Đán ” là từ Hán Việt Cổ và được phát âm âm Hán Việt là “Tiết”, chữ Nguyên theo chữ Hán có nghĩa là sơ khai, sự khởi đầu còn từ “Đán” có nghĩa là buổi sáng sớm. Vậy nên nếu đọc đúng theo âm Hán Việt sẽ phải là Tiết Nguyên Đán.

Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán tính thế nào? 

Được tính theo lịch Âm nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn so với Tết Dương lịch (hay chính là Tết Tây).

Có thể bạn chưa biết với quy luật cứ 3 năm sẽ có một tháng nhuận của Âm lịch nên ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán không bao giờ đến trước ngày 21/01 Dương lịch và sau ngày 19/2 Dương lịch mà Tết ta chỉ rơi vào khoảng giữa của những ngày này.

Hàng năm, thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán thường kéo dài khoảng 7, 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu của năm mới; tức là từ 23 tháng Chạp tới hết ngày 7 tháng Giêng. Vậy tết nguyên đán là ngày bao nhiêu trong năm 2023?

Tết Nguyên Đán năm 2023:

  • Mùng 1 Tết Nguyên Đán: 22/01/2023 (Chủ Nhật).
  • Mùng 7 tháng Giêng: 28/01/2023 (Thứ 6).

>> Đếm Ngược Tết Nguyên Đán <<

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán. Theo Kinh Nghiệm Số tìm hiểu, có nhiều thông tin cho rằng Tết Nguyên Đán được bắt nguồn từ Trung Quốc. Thời gian du nhập vào Việt Nam tại thời điểm khoảng 1000 năm Bắc Thuộc.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Tuy nhiên, theo truyền cổ tích sự tích Bánh Chưng Bánh Dày thì người Việt ta  đã có dịp lễ này từ đời Vua Hùng, tức là trước giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.

Theo lời Khổng Tử đã viết rằng, Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu đó thì đây là tên một ngày lễ hội lớn của người Man. Họ nhảy múa điên cuồng, uống rượu và chơi vào ngày lễ hội đó. Tuy đã có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc Tết Âm Lịch là từ Việt Nam hay Trung Quốc.

Nhưng chúng ta cũng có thể thấy được rằng Tết Nguyên Đán tại mỗi nước đều là dịp lễ quan trọng, có những phong tục, truyền thống riêng biệt.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Với người Việt, dịp Tết Nguyên Đán không chỉ mang ý nghĩa là thời khắc của sự chuyển giao giữa năm cũ với năm mới mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn, mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Theo quan niệm người phương Đông, Tết còn là khoảng thời gian giao thoa của đất trời, con người cũng vì thế mà trở nên gần gũi với thần linh hơn.

Trước đây, Tết Nguyên Đán còn là dịp người nông dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần linh như thần Đất, thần Nước, thần Mưa, thần Mặt trời… đã giúp họ một năm mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

Bên cạnh đó, Tết còn được coi là dịp khởi đầu cho một năm mới để mọi người có thể hy vọng, đặt niềm tin cho năm mới bình an, sung túc và thuận lợi trong cả năm. Đồng thời gác lại mọi điều không may mắn, đen đủi của năm cũ. Vậy nên, cứ mỗi dịp Tết đến xuân sang, nhà nhà lại tất bật dọn dẹp, sắm sửa và trang hoàng nhà cửa thật đẹp.

Đây cũng là một dịp tuyệt vời để mọi người được làm mới tình cảm, tinh thần cho các mối quan hệ với người thân, bạn bè thêm gắn bó, tinh thần được thoải mái, vui tươi hơn.

Trong dịp Tết, các gia đình đều sum vầy, tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp những nén nhang tưởng nhớ, tạ ơn Tổ tiên, ông bà đã phù hộ độ trì cho đại gia đình trong suốt năm qua.

Xem thêm: Lời chúc Tết hay và ý nghĩa nhất cho năm mới

Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên đán

Trải qua biết bao biến động, thăng trầm của lịch sử, những phong tục tập quán ngày Tết vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ năm này qua năm khác. Cùng Kinh Nghiệm Số điểm qua những phong tục truyền thống ý nghĩa của người Việt ta trong dịp Tết Nguyên Đán bạn nhé.

Cúng Ông Công Ông Táo

Phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên đán
Người Việt cúng Ông Công Ông Táo vào 23 tháng Chạp

Xưa nay, người Việt ta có phong tục Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Theo đó, mọi người dọn dẹp sạch sẽ cho căn bếp; chuẩn bị mâm cỗ thật thịnh soạn và phóng sinh cá chép tiễn đưa ông Công ông Táo về triều.

Theo quan niệm cha ông ta, các chư vị thần linh sẽ báo cáo về những công việc mà gia chủ đã làm được trong năm qua với Ngọc Hoàng.

Gói bánh chưng, bánh tét

Phong tục ngày Tết nguyên đán
Gói bánh chưng, bánh tét

“Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Tết đến xuân về, các gia đình đều chuẩn bị lá dong, ống nứa, gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn để gói những chiếc bánh chưng, bánh tét. Đây là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết để dâng lên bàn thờ cúng Tổ tiên.

Chơi hoa dịp Tết

Loài hoa đặc trưng trong dịp Tết ở miền Bắc là hoa đào còn miền Nam là những cây hoa mai. Đây cũng là những loài cây chỉ nở vào cuối năm, mỗi dịp Tết đến.

Bên cạnh đó nhiều gia đình còn trưng bày những loài cây tượng trưng cho ý nghĩa may mắn, tài lộc và giàu sang như cây Cúc Vạn Thọ, cây Trường Sinh, cây Phát tài phát lộc…

Bày mâm ngũ quả

Ngày Tết nguyên đán là ngày gì
Bày mâm ngũ quả ý nghĩa tốt lành, may mắn dịp Tết

Tùy vào mỗi vùng miền, mâm ngũ quả sẽ có đủ 5 loại quả khác nhau. Bày mâm ngũ quả vừa để bày tỏ lòng thành kính với trời đất, ông bà tổ tiên đồng thời cầu cho một năm mới may mắn.

Thăm mộ Tổ Tiên

Vào cuối năm, để thể hiện lòng kính trọng, đạo hiếu với tổ tiên ông bà thì con cháu trong gia đình ra làm sạch đẹp và thăm viếng mộ của người đã khuất.

Cúng Giao thừa

Đây là một truyền thống, phong tục tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta. Cúng Giao thừa sẽ được các gia đình làm vào ngày 30 Tết để mời tổ tiên ông bà về ăn Tết cùng gia đình.

Đây cũng là một cột mốc quan trọng đánh dấu thời điểm năm cũ đã đi qua để chuẩn bị chào đón năm mới an lành, sức khỏe và may mắn.

Lời kết

Như vậy, Kinh Nghiệm Số đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về Tết Nguyên Đán là gì cũng như ý nghĩa, nguồn gốc và những phong tục truyền thống trong ngày lễ lớn nhất trong năm nay. Chúc bạn và gia đình năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!

Nhunq
Nhunq
Mình là Lại Thị Hồng Nhung và hiện tại đang là tác giả viết bài tại trang thủ thuật Kinh Nghiệm Số. Mình luôn hướng tới việc chia sẻ niềm đam mê, kiến thức sâu rộng về công nghệ, ứng dụng - phần mềm, trò chơi game và kiến thức đời sống cho mọi người. Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài công nghệ, Nhung tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

- Advertisement -