HomeKiến thứcCó thể bạn chưa biết ?Thất tịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý...

Thất tịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất tịch 2024

5/5 - (4 bình chọn)

Gần đây, khắp các trang mạng xã hội không khó để bạn bắt gặp hình ảnh về chè đậu đỏ khi gần đến ngày lễ Thất Tịch. Vậy Thất tịch là ngày gì trong năm và thông qua bài viết này, Kinh Nghiệm Số sẽ cùng bạn tìm hiểu Lễ Thất Tịch 2024 vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa cũng như câu chuyện về ngày Thất tịch ăn chè đậu đỏ nhé!

Thất Tịch là ngày gì?

Tại một số quốc gia Đông Nam Á như Trung Quốc hay Việt Nam ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm theo lịch vạn niên được coi là ngày Lễ Thất Tịch hay còn được gọi là ngày Ngưu Lang Chức Nữ, Tết Ngâu, ngày Ông Ngâu bà Ngâu gặp nhau. Bên cạnh đó vì ngày và tháng đều trùng là 7 nên ngày lễ này còn được gọi là lễ Trùng Thất.

Ngày Thất Tịch năm 2024

Ngày Thất Tịch 2024: Thứ Bảy, ngày 10/08/2024.

Tìm hiểu thêm: Thứ 6 ngày 13 đen tối là ngày gì trong năm

Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch trong văn hóa Phương Đông

Ngày Lễ Thất Tịch (七夕) có nguồn gốc từ Trung Quốc gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Chuyện xưa kể rằng, có một anh chàng chăn bò mồ côi cha mẹ từ nhỏ phải sống với anh trai. Mặc dù hiền lành, chăm chỉ làm ăn nhưng Ngưu Lang vẫn bị chị dâu hắt hủi mà đuổi khỏi nhà.

Lễ Thất Tịch là ngày gì
Bạn đã biết lễ Thất Tịch là ngày gì chưa?

Ngưu Lang sống trên đồi cùng với chú trâu. Trong một lần tình cờ dắt trâu ra đồng, băng qua hồ nước gần đó bất ngờ chứng kiến 7 nàng tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ. Dù cả 7 nàng tiên đều vô cùng xinh đẹp; nhưng Ngưu Lang không thể rời mắt trước sắc đẹp của nàng tiên trẻ tuổi nhất.

Đột nhiên, Ngưu Lang nghe được lời chú trâu nói rằng “ Cô ấy là người con gái út trong 7 người con của Ngọc Hoàng, nàng là Chức Nữ. Nếu anh lấy được xiêm y của nàng nàng sẽ không trở về được; và sẽ cùng chung sống với anh”. Thấy vậy, Ngưu Lang lập tức làm theo lời chú bò, lén giấu xiêm y nàng tiên nữ.

Khi các nàng tiên đều đã chuẩn bị bay về trời thì Chức Nữ vẫn không thể tìm thấy xiêm y. Lo sợ vì bị trễ giờ quay về Thiên Thượng, các chị gái của nàng buồn bã đành để nàng ở lại. Chức Nữ tìm kiếm một mình trong vô vọng rồi nàng bật khóc. Chứng kiến, Ngưu Lang cảm thấy hối hận vì khiến Chức Nữ phải khóc; chàng bước khỏi lùm cây rồi trả lại quần áo cho nàng. Đồng thời cũng thú nhận rằng vì bị choáng ngợp trước sự xinh đẹp của nàng nên muốn xin cưới nàng về làm vợ.

Cảm nhận được sự tốt bụng, chân thành và thiện tâm Chức Nữ đã đồng ý. Họ sớm nên duyên vợ chồng sống hạnh phúc bên hai người con, một gái một trai.

Ngưu lang chức nữ là gì
Ngưu Lang – Chúc Nữ sẽ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7/7

Nhưng cuộc sống êm đềm chẳng bao lâu khi một ngày kia Chức Nữ buộc phải quay về Thiên Đình theo lệnh của Ngọc Hoàng & Vương Mẫu. Chàng Ngưu Lang đau xót nhớ thương vợ đã mang 2 con đuổi theo nàng. Nhưng tới sông Ngân Hà không thể đi tiếp vì đây là ranh giới phân chia giữa 2 cõi phục tàm. Nhất định không từ bỏ, Ngưu Lang một mực ở đó chờ đợi Chức Nữ quay về.

Trước tấm chân tình cảm động của hai người, Vương Mẫu đã đồng ý cho Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch trên cây cầu Thước Ô mà đàn quạ trời tạo nên. Từ đó, Thất Tịch dần trở thành ngày lễ quan trọng của Trung Quốc; hay còn có tên gọi khác là ngày Xảo tịch, Khất xảo tiết.

Ý nghĩa ngày Thất tịch trong văn hóa phương Đông

Xuất phát từ câu chuyện tình yêu cảm động, vậy nên ngày Thất Tịch; ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch mỗi năm dần trở thành ngày lễ tình nhân Phương Đông.

Theo Kinh Nghiệm Số tìm hiểu: Tại Nhật Bản, ngày lễ Thất Tịch được gọi là lễ Tanabata. Họ sẽ viết những mong ước của mình vào các mảnh giấy rực rỡ sắc màu. Sau đó treo lên cành trúc của nhà để cầu mong may mắn cho sự thịnh vượng; một vụ mùa bội thu. Ngoài ra, những bạn trẻ sẽ đến các đền thời trong ngày Thất Tịch để cầu nguyện tìm được nửa còn lại cho mình.

Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch được gọi là lễ Chilseok. Trong ngày này, người dân xứ kim chi sẽ thưởng thức những món ăn từ lúa mì; hoặc tắm với hy vọng sẽ luôn có một sức khỏe tốt.

Ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam 

Ngày lễ Thất tịch ở Việt Nam (ngày 7/7 âm lịch) hay còn được biết đến là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Bởi cứ hàng năm vào ngày Thất Tịch trời sẽ mưa rả rích trong suốt một ngày. Tương truyền, đó cũng chính là nước mắt Ngưu Lang – Chức Nữ khi được gặp nhau.

Trong văn hóa Việt,  có lẽ Lễ Thất tịch bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Cụ thể, đó là khi vua đã 42 tuổi mà vẫn chưa có con nối dõi tông đường nên vào một ngôi chùa cầu tự vào đúng ngày 7/7 đã sinh ra Thái Tử Càn Đức. Kể từ đó, ngày 7/7 âm lịch mỗi năm, tại Chùa Hà sẽ tổ chức một lễ hội; trở thành lễ cầu tinh duyên cho gia đình hạnh phúc, con cháu đông đủ.

Người ta cũng tin rằng, vào ngày Thất Tịch khi hai người yêu nhau cùng ngắm nhìn sao Ngưu Lang – Chức Nữ trên bầu trời sẽ mãi mãi hạnh phúc.

Ngày lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ thoát FA

Có thể bạn chưa biết: Những năm gần đây, các bạn trẻ Việt còn truyền nhau về việc ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch cầu nhân duyên. Những ai vẫn còn lẻ bóng sẽ sớm gặp ý trung nhân. Còn với những cặp đôi yêu nhau sẽ càng thêm gắn bó bền chặt hơn.

Ngày lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ
Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ được khá nhiều bạn trẻ hưởng ứng

Dù không phải ai cũng tin vào câu chuyện rằng “ăn chè đậu đỏ thoát ế” . Nhưng nhiều người vẫn nhất định phải ăn bằng được đậu đỏ vào ngày Thất Tịch. Họ coi đó như “phong tục cầu duyên”. Giúp tăng vận đào hoa, sớm tìm thấy ý trung nhân của mình.

Ngày Thất Tịch năm 2024 rơi vào ngày 10/08/2024 dương lịch, tức là vào thứ 7. Đừng quên, tag người bạn “độc thân” vào ngày này để nhắc họ ăn chè đậu đỏ thoát FA nhé!

Nhunq
Nhunq
Mình là Lại Thị Hồng Nhung và hiện tại đang là tác giả viết bài tại trang thủ thuật Kinh Nghiệm Số. Mình luôn hướng tới việc chia sẻ niềm đam mê, kiến thức sâu rộng về công nghệ, ứng dụng - phần mềm, trò chơi game và kiến thức đời sống cho mọi người. Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài công nghệ, Nhung tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

- Advertisement -