Hướng dẫn cách sửa lỗi Wifi không vào được mạng trên máy tính. Khắc phục wifi bị lỗi trên Win 10, Win 7. Xử lý nhanh lỗi không bắt được wifi trên Laptop.
Wifi mạng không dây ngày càng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Sở hữu đường truyền ổn định cùng nhiều tiện ích, nhưng đôi khi vấn đề lỗi wifi vẫn thường xảy ra. Nếu không giải quyết kịp thời nó khiến công việc nhu cầu cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong bài viết hôm nay, Kinh Nghiệm Số sẽ hướng dẫn bạn khắc phục sự cố này trước khi chờ đợi nhân viên nhà mạng đến sửa.
Tổng hợp các cách sửa lỗi Wifi thường gặp hàng ngày
Việc Wifi bị lỗi, nếu biết nguyên do bạn vẫn có thể tự khắc phục vấn đề này. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến đường truyền này. Dưới đây là những cách sửa lỗi wifi trong các tình huống hay gặp giúp bạn khắc phục nhanh nhất.
Cách 1: Khởi động lại Router Wifi
Khi không kết nối được wifi cách đơn giản nhất bạn nên thử là hãy khởi động lại Router Wifi. Bạn biết đó, khi máy tính có lỗi thì ít nhiều bạn thường khởi động lại để giải quyết. Và wifi bị lỗi cũng vậy, nó tương tự như một cái máy tính nhỏ được điều khiển bởi một hệ điều hành gồm có CPU, RAM và bộ nhớ lưu trữ.
Việc khởi động lại Router Wifi có thể khắc phục được nhiều vấn đề. Trong đó nó giúp bạn sửa lỗi kết nối mạng Wifi trong vài phút. Đó là bạn nhấn nút Power của Router và đợi trong khoảng 1 phút. Và sau đó bật nó trở lại.
Sau đó, bạn thử kết nối mạng Wifi nếu không được bạn có thể thực hiện chẩn đoán lỗi Wifi theo cách sau.
Cách 2: Tiến hành chẩn đoán lỗi Wifi
Việc lỗi Wifi gây nên bởi khá nhiều lý do. Bạn có thể tiến hành chẩn đoán lỗi Wifi để khắc phục lỗi Wifi qua 4 bước dưới đây:
Bước 1: Bạn chọn Start vào Control Panel chọn Network and Internet tiếp tục chọn Network and Sharing Center.
Bước 2: Bạn chọn Change Adapter Settings trong cửa sổ Network and Sharing Center.
Bước 3: Bạn bấm chuột phải vào card mạng Wifi và chọn Diagnose.
Khi đó quá trình chẩn đoán tiến hành để sửa chữa, khắc phục các vấn đề về kết nối mạng.
Cách 3: Xóa và thêm lại mạng Wifi
Trong nhiều trường hợp, đây cũng là cách hữu hiệu được khá nhiều người áp dụng. Để xóa và thêm lại mạng Wifi bạn có thể làm theo 3 bước sau:
Bước 1: Bạn cũng vào cửa sổ Network and Sharing Center như trên. Bạn chọn đến Manage Wireless Networks.
Bước 2: Bạn click chuột phải vào mạng Wifi. Chọn Remove network.
Bước 3: Bạn quay lại Network and Sharing Center. Sau đó chọn Connect to a network. Và tiến hành thêm mạng wifi có trong danh sách.
Cách 4: Cài đặt lại Driver Card mạng
Trước khi gọi nhân viên đến sửa chữa mạng. Hãy thử cài đặt lại Driver Card mạng để khắc phục lỗi wifi nhé. Cụ thể bạn làm theo 5 bước sau:
Bước 1: Trên Start Menu bạn vào khung Search để nhập Device Manager. Khi đó trong danh sách hiện lên bạn chọn Device Manager.
Bước 2: Cửa sổ đó xuất hiện, bạn vào Network Adapters. Chuột phải vào thiết bị mạng không dây chọn Uninstall để gỡ bỏ nó.
Bước 3: Khi đó cảnh báo trên màn hình yêu cầu bạn xác nhận mật khẩu để bỏ cài đặt. Bạn nhấn chọn OK để tiếp tục nhé.
Bước 4: Thoát khỏi cửa sổ đó và khởi động lại máy tính của mình.
Bước 5: Thông báo trên màn hình xuất hiện cửa sổ cho bạn biết phần cứng mới cài đặt. Khi đó hiển thị thêm các mạng không dây, bạn chọn vào đó sẽ có các tùy chọn thêm. Bạn chỉ cần chọn điểm truy cập bạn kết nối. Sau đó thử lại xem có còn lỗi wifi hay không.
Cách 5: Modem mất kết nối với Internet
Với lỗi modem mất kết nối với internet, để giải quyết bạn có thể làm theo các bước sau:
– Tắt nguồn, rút dây cáp mạng internet ra khỏi cụ Router. Chờ khoảng 1 phút rồi bật lại.
– Cắm lại đầu jack dây cáp vào Router, sau đó xem các đầu nối có bị đứt hay không rồi khắc phục. Khởi động lại Modem để đèn tín hiệu sáng.
Và cuối cùng dùng trình duyệt mở để xem wifi nhà bạn đã sử dụng bình thường được chưa.
Cách 6: Kiểm tra cài đặt Router Wifi
Router Wifi rất quan trọng. Do đó, một trong những cách khắc phục lỗi wifi bạn cần biết là hãy kiểm tra lại cài đặt Router. Nếu chưa biết cách kiểm tra cài đặt, bạn hãy làm theo 6 bước sau:
Bước 1: Bạn cũng vào Network and Sharing Center chọn Change Adapter settings. Chuột phải vào thiết bị mạng bạn dùng và chọn Status. Lúc này, màn hình máy tính sẽ hiển thị ra hộp thoại Wireless Network Connection Settings -> bạn hãy chọn Details.
Bước 2: Trên cửa số đó, bạn tìm và lưu lại địa chỉ iPv4 default address.
Bước 3: Bạn mở bất kỳ một trình duyệt để nhập địa chỉ vừa rồi
Bước 4: Trang điều khiển Router Wifi hiện lên. Bạn cần nhập tên đăng nhập và mật khẩu. Thông thường, tên đăng nhập và mật khẩu thường là: admin / admin, admin / password, admin / trống.
Bước 5: Bạn kiểm tra và thiết lập broadcast là tên mạng SSID, bạn cần chắc chắn đang kết nối chính xác với mạng không dây SSID. Và dùng mã khóa WEP/WPA/WPA2 trên cả 2 thiết bị.
Bước 6: Bạn đăng xuất khỏi trang điều khiển Router của máy. Sau đó tắt và bật lại để các thay đổi áp dụng.
[symple_box color=”blue” fade_in=”false” float=”center” text_align=”left” width=””]Xem thêm: Cách đổi Pass Wifi trên các hãng Modem[/symple_box]
Cách 7: Không tìm thấy tên Wifi
Đây cũng là một trong những tình huống lỗi wifi rất hay gặp trong cuộc sống thường ngày. Để tìm lại mạng Wifi bạn có thể làm theo các bước sau:
Bạn vào Control Panel/ Network and Internet/ Network and Sharing/ Manage Wireless Networks. Sau đó nếu có danh sách các mạng bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng đó và chọn Properties. Bạn hãy tích vào “Connect even if the network is not broadcasting its nam”.
Còn nếu bạn không thấy tên mạng hiện lên. Bạn nhấn chuột vào “Add” chọn “Manually connect to a wireless network” và điền thêm thông tin theo yêu cầu vào đó. Và kiểm tra lại router khởi động lại để đảm bảo tín hiệu ổn định nhé.
Cách 8: Máy tính không tìm thấy Router
Không tìm thấy router cũng là một trong những lý do lỗi wifi rất hay gặp. Lỗi này thường gây nên bởi nguyên nhân thông số thiết đặt và cài đặt Router chưa chuẩn.
Để xử lý trường hợp này bạn làm như sau:
- Cắm jack dây cáp kết nối máy tính Ethernet với cổng mạng Lan của Router.
- Truy cập vào Network Setting máy tính.
- Chọn Control Panel, tiếp tục chọn Network and Internet -> Network Sharing Center -> và click vào Change Adapter Settings.
- Chuột phải chọn Properties of Local Area Connection.
- Tại hộp thoại Internet Protocol Version 4 bạn chọn “Use the following IP address”. Tại “IP address” bạn nhập chính xác dãy số router là “ 192.168.1.1”. Tiếp theo đến mục “ Subnet mask” bạn nhập dãy số 255.255.255.0. Và tại “Gateway” hãy nhập lại địa chỉ mặc định Router trên.
Cách 9: Tín hiệu Wifi yếu dần
Nếu bạn thấy tín hiệu wifi đang yếu dần. Đặc biệt là khi di chuyển phòng khác của nhà yếu đi. Máy bạn khó kết nối wifi, hãy xử lý như sau:
– Kiểm tra bộ phận ăng ten của router
– Dùng thêm các bộ phát cho các khu vực xa router
– Cập nhật firm cho router.
Bên cạnh đó, bộ phận router nếu sử dụng lâu. Cũng có thể dẫn đến tình trạng Router bị tắt đột ngột. Vì thế, bạn nên đặt nó tại vị trí thoáng mát, nơi ít bụi bẩn che khuất. Và khi không dùng hãy rút ổ cắm nguồn tắt nó đi nhé.
Cách 10: Reset lại TCP/IP stack
Các bạn có thể thử sử dụng cách reset lại TCP/IP stack trên máy tính của mình nếu không dùng được các cách trên. Hãy nhậo vào 4 dòng lệnh bên dưới đây vào Command Prompt để thực thi. Sau đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Bấm chuột phải vào nút Start Menu và chọn Command Prompt (quyền Administrator).
Bước 2: Nhập vào Command Prompt các dòng lệnh sau và nhấn Enter cho mỗi dòng.
[symple_box color=”gray” fade_in=”false” float=”center” text_align=”left” width=””]
netsh int ip reset
netsh int tcp set heuristics disabled
netsh int tcp set global autotuninglevel=disabled
netsh int tcp set global rss=enabled[/symple_box]
Bước 3: Các bạn hãy klhởi động lại máy tính của mình rồi xem lại liệu kết nối Wifi có được lại hay không. Đây chính là 1 cách để khắc phục lỗi wifi trên win 10.
Lời kết
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố lỗi wifi. Trên đây là những lỗi và cách khắc phục lỗi wifi hay gặp trong cuộc sống thường ngày. Hi vọng bài viết giúp bạn tìm ra hướng giải quyết sửa lỗi Wifi kịp thời, tránh gián đoạn trong quá trình học tập và làm việc thường ngày.
Nếu các bạn biết thêm cách khắc phục sửa lỗi wifi nào, hãy chia sẻ cùng mọi người trong phần bình luận nhé.
Chúc các bạn thành công!