HomeKinh NghiệmMẹo vặt cuộc sốngKhoai tây mọc mầm có ăn được không? Cách...

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Cách tránh bị ngộ độc

5/5 - (2 bình chọn)

Khoai tây mọc mầm có ăn được không là câu hỏi luôn khiến nhiều bạn đọc quan tâm tới. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Kinh Nghiệm Số khám phá những lưu ý cần biết tới khi khoai tây mọc mầm đấy nhé!

Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Củ khoai tây mọc mầm thì lúc đó các chất tinh bột trong khoai sẽ được chuyển đổi thành các loại đường. Loại đường này sẽ biến đổi và tạo thành các alcaloit hay còn gọi là solaninechaconine-alpha. Tất nhiên là nó không có lợi cho cơ thể con người khi được hấp thụ vào.

✅ Khi củ khoai tây mọc mầm thì thành phần tinh bột sẽ được chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha. Nếu bạn chưa biết thì đây là hai chất có thể gây ngộ độc cho con người.

Khoai tây mọc mầm có ăn được không
Ăn khoai tây mọc mầm có thể gây nguy hiểm

Nếu bạn chưa biết thì các alcaloit này thường được tập trung ở phần thân, lá, mầm khoai tây. Ngoài ra, chúng cũng xuất hiện ở khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ khoai.

Nếu như bạn ăn lớp vỏ xanh trên củ hoặc là các mầm khoai sẽ dễ dẫn đến việc bị ngộ độc khoai tây. Ăn với hàm lượng ít solanine và alpha-chaconine thì triệu chứng ngộ độc khoai tây mọc mầm ở dạng nhẹ như: đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ở đường tiêu hóa.

Còn ở tình trạng nặng hơn thì các triệu chứng khi ăn khoai tây mọc mầm sẽ diễn ra trầm trọng hơn và đau đớn hơn. Nguy hiểm hơn là bạn có thể bị ảnh hưởng về vấn đề thần kinh như mê sảng, giãn đồng tử; cùng đó là hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng như tiêu chảy, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, cử chỉ tỏ rachậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, tầm nhìn kém, bị nôn mửa,…

Thời gian phục hồi sau khi ngộ độc khoai tây mọc mầm còn phụ thuộc vào hàm lượng alcaloit được cơ thể hấp thụ cũng như mức độ điều trị và hỗ trợ y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây thường được kéo dài trong khoảng 1-3 ngày; nặng hơn thì phải nằm viện để điều trị.

✅ Vậy khoai tây mọc mầm có ăn được không? Thì câu trả lời là “Không nên ăn nhé!“.

Tiết lộ cách phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm

Một cách đơn giản để phòng tránh ngộ độc khoai tây chính là lưu trữ sao cho đúng cách và không nên dự trữ khoai quá lâu. Ngoài ra, hãy tập nhận biết củ khoai tây có dấu hiệu bị nhú mầm lên không. Tốt nhất là sau khi mua để chế biến thì hãy gọt vỏ, loại bỏ mầm xanh và ăn khoai tây càng sớm càng tốt.

Phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm
Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm

Nếu bạn chưa biết thì tùy vào cách nấu khoai tây cũng dẫn đến sự thay đổi nồng độ của chất solanine và chaconine-alpha. Lời khuyên là bạn hãy chiên, xào, nấu,… ở mức nhiệt độ cao (tầm khoảng 170 độ C) là hợp lý. Đây là nhiệt độ giúp phân hủy các chất độc hại đang có ở trong những củ khoai tây mọc mầm.

Cách bảo quản khoai tây không mọc mầm

Để bảo quản khoai tây tốt và không bị hư thì hãy kiểm tra và loại bỏ những củ khoai tây đã hỏng. Nên đảm bảo tránh để những củ khoai tây ở nơi ẩm thấp; mà hãy để ở nơi tối, khô ráo và thoáng mát. Chính việc bảo quản này sẽ giúp giảm nguy cơ khoai tây mọc mầm và hư thối.

Cách bảo quản khoai tây không mọc mầm
Cách bảo quản khoai tây không mọc mầm

Nếu khi mua khoai tây mà không được đựng trong các túi lưới thoáng; thì bạn có thể để vào trong một cái hộp có lỗ thông hơi và đặt vào đó một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Rồi sau đó hãy đậy hộp đựng bằng một tờ báo. Những tờ báo này có công dụng hút ẩm giúp khoai không bị đẩy nhanh quá trình mọc mầm hay hư hỏng.

Dựa vào thông tin cẩm nang sống khỏe của một số nhà khoa học thì bạn nên tránh việc bảo quản khoai tây chung với củ hành tây. Lý do là khi đặt 2 loại củ này gần nhau sẽ dễ đẩy nhanh quá trình nảy mầm.

Lời kết

Vậy là các bà nội trợ và bạn đọc đã có cho mình một kiến thức rất bổ ích về việc khi khoai tây mọc mầm có ăn được không? Hy vọng với việc giải đáp này và những chia sẻ về cách bảo quản khoai tây đúng cách sẽ giúp ích cho các bạn.

➡️ Xem thêm: Cách làm khoai tây chiên giòn ngon tại nhà ai ăn cũng ghiền

- Advertisement -