HomeKiến thứcBảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, học...

Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, học thuộc nhanh và dễ nhớ nhất!

3.5/5 - (4 bình chọn)

Muốn đo khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ hay dùng để làm mốc so sánh độ lớn cho mỗi độ dài khác nhau thì chúng ta sẽ sử dụng bảng đơn vị đo độ dài. Kiến thức này chúng ta đã được học ngay từ bậc cấp tiểu học. Trong bài viết này, Kinh Nghiệm Số sẽ tổng hợp kiến thức về bảng đo đơn vị độ dài đầy đủ; cách học thuộc nhanh và dễ nhớ nhất! để các học học sinh, phụ huynh có thể tham khảo thêm.

Tìm hiểu bảng đơn vị đo độ dài là gì?

Để hiểu rõ về khái niệm bảng đơn vị đo độ dài là gì chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ về đơn vị là gì? và độ dài là gì?

  • Đơn vị là khái niệm để chỉ về một đại lượng đo, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực toán học, hóa học, vật lý và cuộc sống. Ví dụ như ta có bao thóc nặng 30 kg thì kg chính là đơn vị đo khối lượng của bao thóc.
  • Độ dài là khái niệm để chỉ rõ về khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một đường thẳng. Ví dụ, độ dài đường cao trong tam giác là khoảng cách giữa đỉnh và đáy của nó.

Như vậy, đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng đo khoảng cách giữa hai điểm; dùng làm mốc so sánh độ lớn cho mọi độ dài khác nhau.

Ví dụ, quãng đường từ nhà đến công ty dài 5 km, tức là 5 là độ dài còn km là đơn vị dùng để đo.

>> Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Việt

Kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài trong toán tiểu học

Bảng đơn vị đo độ dài là kiến thức quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Dưới đây đã thống kê các nội dung kiến thức bảng đơn vị đo lường khối tiểu học để phụ huynh; học sinh tiện tra cứu:

  • Bảng đơn vị để đo độ dài toán lớp 2: Làm quen, biết cách quy đổi đổi các đơn vị đo độ dài là đề-xi-mét (dm) và xen-ti-mét (cm)
  • Bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3: Học bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ gồm 7 đơn vị: km, hm, dam, m, dm, cm, mm. Biết cách quy đổi, mối liên hệ giữa các đơn vị.
  • Bảng đơn vị độ dài toán lớp 4: Học bảng đơn vị đo diện tích gồm 2 đơn vị: km2 (ki-lô-mét vuông) và m2(mét vuông)
  • Bảng đơn vị độ dài toán lớp 5: Bảng đơn vị đo độ dài diện tích sẽ được bổ sung thêm 5 đơn vị:  hm2, dam2, dm2, cm2, mm2. Tổng hợp các bảng đơn vị đo và luyện tập cách đổi xuôi, ngược các loại đơn vị đo.

Trong bài viết này, Kinh Nghiệm Số tập trung vào kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ có tính ứng dụng cao trong toán lớp 3.

Bảng đơn vị đo độ dài được lập theo quy tắc từ lớn đến bé, và theo chiều từ trái qua phải. Để dễ nhớ hơn, người ta thường lấy đơn vị đo độ dài m (mét) làm trung tâm quy đổi ra những đơn vị còn lại hoặc ngược lại. Cụ thể như sau:

Bảng đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ lớp 3

Sắp xếp các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé như sau:

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là km (ki-lô-mét). 
  • Đơn vị liền sau km (ki-lô-mét) là hm (héc-tô-mét).
  • Đơn vị liền sau hm (héc-tô-mét) là dam (đề-ca-mét).
  • Đơn vị liền sau dam (đề-ca-mét) là m (mét).
  • Đơn vị liền sau m (mét) là dm (đề-xi-mét).
  • Đơn vị liền sau dm (đề-xi-mét) là cm (xen-ti-mét).
  • Đơn vị liền sau cm (xen-ti-mét) là mm (mi-li-mét).

Mối liên hệ giữa các đơn vị đo độ dài, cách quy đổi dễ nhớ nhất

Đổi đơn vị đo là kỹ năng làm toán cơ bản nhưng đây cũng là phần nhiều bạn dễ mắc lỗi nhất. Thậm chí, nhiều bạn đổi nhầm đại lượng, ghi sai các đơn vị đo với nhau. Dưới đây là một số lưu ý để nhớ bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất và chính xác nhất.

Bảng đơn vị đo độ dài

  • Mỗi đơn vị đằng trước sẽ gấp 10 lần với đơn vị đằng sau

Ví dụ: 1m = 10dm, 2dm =20cm. 

  • Mỗi đơn vị đằng sau bằng 1/10 đơn vị đứng liền trước.

Ví dụ: 1dm = 1/10 m.

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài thì số chia, thừa số không phải là số đo.

Ví dụ: Đổi 5m ra cm thì ta đổi như sau:

5= 5×100=500cm. Trong đó, 100 là thừa số, không có đơn vị đằng sau.

Hiểu đơn giản hơn, tức là khi ta đổi đơn vị từ lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì nhân số đó với 10. Ngược lại, khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn liền kề thì sẽ chia cho 10.

Ta có thứ tự các đơn vị giảm dần như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm. 

Bảng đơn vị đo độ dài là kiến thức toán học các bạn học sinh cần nắm vững để vận dụng linh hoạt trong các bài tập chuyển đổi đơn vị đo cũng như những môn học khoa học khác. Hy vọng rằng, bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn học sinh cũng như phụ huynh để hướng dẫn con làm bài tập tốt hơn.

Xem thêm: Những bí mật thú vị về bảng tuần hoàn hóa học chưa được tiết lộ

Nhunq
Nhunq
Mình là Lại Thị Hồng Nhung và hiện tại đang là tác giả viết bài tại trang thủ thuật Kinh Nghiệm Số. Mình luôn hướng tới việc chia sẻ niềm đam mê, kiến thức sâu rộng về công nghệ, ứng dụng - phần mềm, trò chơi game và kiến thức đời sống cho mọi người. Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài công nghệ, Nhung tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

- Advertisement -