Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Thái giám từng bị xem là nghề nghiệp vô cùng xấu hổ. Những người làm nghề này có thân thể không toàn vẹn do phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn, lại phải chịu kiếp làm thê nô cả đời, địa vị hèn kém và hiếm khi nhận được sự tôn trọng từ người khác. Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả các thái giám trong lịch sử Trung Quốc đều tịnh thân hoàn toàn. Dù khoác trên mình tấm áo hoạn quan nhưng những thái giám này đã dùng nhiều thủ đoạn để không bị tịnh thân.
Vậy liệu rằng cuộc sống của các hoạn quan không tịnh thân hoặc chưa tịnh thân hoàn toàn trong hậu cung sẽ ra sao?
Có người trong số họ sẽ chấp nhận sống chui lủi cả một đời để che giấu bí mật ấy nhằm giữ được tính mạng. Thế nhưng cũng có người lại dựa vào điều này mà náo loạn hậu cung, thậm chí còn làm khuynh đảo cả triều chính. Ba thái giám giả khét tiếng trong lịch sử dưới đây cũng nằm trong số đó.
Vị hoàng hậu xinh đẹp nức tiếng nhưng lẳng lơ
Vị hoàng hậu xinh đẹp nức tiếng nhưng lẳng lơ, thông dâm với cả thái giám
Phùng Nhuận hoàng hậu là hoàng hậu của Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành nhà Bắc Ngụy.
Phùng hoàng hậu tên thật là Phùng Nhuận, là em gái cùng cha khác mẹ với hoàng hậu Phùng Thanh, vào cung để phục vụ cho hoàng đế Hiếu Văn Đế. Năm 14 tuổi, nhan sắc của nàng đã vượt trội, có thể coi là bậc quốc sắc thiên hương nên được quân vương vô cùng sủng ái. Thậm chí về sau, vua còn nghĩ cách phế truất hoàng hậu Phùng Thanh, lập Phùng Nhuận là hoàng hậu.
Trong thời gian Hiếu Văn Đế đi chinh phạt mở rộng bờ cõi, Phùng hoàng hậu với bản tính lẳng lơ đã tư thông với một tên thái giám chưa bị tịnh thân là Cao Bồ Tát. Chuyện động trời này dù nhiều cung nữ, thái giám biết nhưng không dám hé nửa lời với ai vì thế lực của Phùng hoàng hậu quá lớn.
Thế nhưng, chuyện qua lại của hoàng hậu và thái giám họ Cao cũng đến tai vua Hiếu Văn Đế. Ban đầu, vị vua này không hề tin nhưng khi cho người thân tín điều tra đúng là sự thật thì ông ta nổi giận lôi đình. Dù vậy, ông ta vờ như chưa biết chuyện gì để âm thầm lên kế hoạch trị tội người vợ dâm đãng.
Một ngày Hiếu Văn Đế bí mật đột ngột quay trở về cung. Ông đã cho ra lệnh bắt toàn bộ người của Cao Bồ Tát để tra khảo. Biết không thế giấu, thái giám họ Cao đã khai toàn bộ quá trình thông dâm với Phùng hoàng hậu.
Quá sợ hãi, Phùng hoàng hậu quỳ xuống khóc lóc, van xin tha thứ nhưng vua Hiếu Văn Đế không đồng ý. Nhưng vì vẫn còn có tình cảm nên vị hoàng đế này không nỡ xuống tay giết chết người vợ dâm đãng mà đẩy vào lãnh cung.
Đến phút cuối của cuộc đời, vua Hiếu Văn Đế cho gọi quần thần lại dặn dò rằng: “Phùng hoàng hậu không giữ đạo của người làm vợ, làm đủ chuyện sai trái. Nay ta chết đi thì hãy cho cô ta tự tử theo rồi an táng theo nghi lễ dành cho hoàng hậu”.
Khi vua băng hà, quần thần mang thuốc độc đến để cho Phùng Nhuận uống nhưng người phụ nữ này cương quyết không uống. Cuối cùng, họ phải cho ép Phùng Nhuận uống thuốc độc chết một cách đau đớn.
Cao Bồ Tát là ai?
Cao Bồ Tát là một thái giám giả sống vào thời Bắc Ngụy. Tương truyền rằng, họ Cao này tuy không phải là Bồ Tát sống nhưng lại được nhận định rằng còn lợi hại hơn cả… Bồ Tát.
Theo nhiều giai thoại dân gian kể lại, thái giám giả họ Cao sinh thời sở hữu ngoại hình hết mực khôi ngô tuấn tú, hơn nữa miệng lưỡi lại lanh lợi hơn người.
Sau khi được đưa vào nhập cung, Cao Bồ Tát đã an toàn thoát được bước tịnh thân đầy đau đớn nhờ sự ma mãnh và lươn lẹo của mình.
Cũng bởi vậy mà dù khoác trên mình tấm áo của một thái giám, thế nhưng Cao Bồ Tát trên thực tế vẫn là một người đàn ông chân chính.
Năm xưa khi Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế xuất cung chinh chiến, có lẽ vị Hoàng đế ấy dù có nằm mơ cũng không ngờ rằng một tên thái giám giả họ Cao lại dám nhân cơ hội này để trà trộn vào hậu cung của mình.
Bấy giờ, Cao Bồ Tát liền được dịp tư thông với không ít các giai nhân trong hậu cung của nhà vua. Thậm chí, thái giám giả họ Cao ấy còn cả gan dâm loạn với cả… Hoàng hậu! Thế nhưng mối quan hệ của Cao Bồ Tát và Phùng Hoàng hậu không đơn thuần chỉ dừng lại ở đó.
Năm xưa nhờ giỏi lấy lòng người khác, thái giám họ Cao sở hữu trong tay cả một bè lũ thân cận sẵn sàng bán mạng vì mình. Vừa hay lúc đó Phùng Hoàng hậu cũng đang muốn tự xây dựng thế lực riêng, vì vậy đã bắt tay với Cao Bồ Tát nhằm kết bè kéo cánh khuynh đảo triều đình.
Cũng bởi thế lực của bè lũ Cao – Phùng lớn mạnh, cho nên mặc dù tôn thất hoàng gia đều biết câu chuyện tư thông giữa họ nhưng không ai dám hé răng tới nửa lời.
Thế nhưng điều kỳ lạ lại nằm ở chỗ, Cao Bồ Tát sau đó lại qua đời đột ngột ở độ tuổi 30. Nhiều giả thiết cho rằng, rất có thể việc thái giám giả này tư thông với Hoàng hậu đã bị phát hiện nên Hoàng đế âm thầm cho người xử lý.
Mặc dù hoạn quan họ Cao ấy không gây ra sóng gió quá lớn cho Bắc Ngụy, thế nhưng việc một thái giám giả cả gan tư thông với cả hậu cung đã trở thành một vết đen khó có thể gột rửa đối của vương triều này.
Lưu Khắc Minh thời nhà Đường
Lưu Khắc Minh là một hoạn quan giả sống vào thời nhà Đường, xuất thân là con nuôi của Lưu Quang – thái giám rất mực quyền thế vào lúc bấy giờ.
Cũng dựa vào quyền uy và ảnh hưởng từ người cha nuôi này nên năm xưa khi mới nhập cung, Lưu Khắc Minh đã nhanh chóng vượt qua vòng “kiểm duyệt” mà không cần phải tịnh thân.
Sau khi tiến cung, ông được Thái tử Lý Đam vô cùng yêu mến, tín nhiệm. Vây cánh của Lưu Khắc Minh nhờ vậy mà càng lúc càng lớn mạnh.
Sau này Thái tử Lý Đam lên ngôi, sử cũ gọi là Đường Kính Tông, thế lực của bè lũ hoạn quan dưới tay Lý Khắc Minh được thế hoành hành hơn bao giờ hết.
Tương truyền rằng, hoạn quan giả họ Lưu ấy là một nhân vật hết sức lợi hại vào thời bấy giờ. Thậm chí kẻ này còn tung hoành tới mức coi hậu cung như nhà riêng của mình mà tư thông với không ít phi tần.
Không chỉ cả gan “cắm sừng” Hoàng đế, Lưu Khắc Minh còn hại chết của Thiên tử, lập ra di chiếu giả để thao túng giang sơn Đường triều.
Vào năm 827, Đường Kính Tông bị bọn hoạn quan ám sát, Lưu Khắc Minh nhân cơ hội này cố tình làm giả chiếu chỉ để đưa Giáng Vương Lý Ngộ lên làm Hoàng đế bù nhìn.
Tuy nhiên sau đó vì những mâu thuẫn nội bộ trong hàng ngũ hoạn quan, Lưu Khắc Minh đã bị đồng bọn phản bội. Trước sức ép của binh mã dưới tay Tể tướng đương triều, hoạn quan giả này đã buộc phải nhảy giếng tự vẫn.
Lao Ái thời Chiến Quốc
Lao Ái (? – 238 TCN), là một thái giám giả khét tiếng sống ở nước Tần vào thời Chiến Quốc.
Theo ghi chép của “Sử ký” Tư Mã Thiên, Lao Ái sinh thời vốn sở hữu dáng dấp cao lớn, khỏe mạnh, năng lực tính dục lại mạnh, vì vậy thường được nhiều phụ nữ theo đuổi.
Sau này, Tần vương Chính đã lớn nhưng Thái hậu vẫn âm thầm tư thông với họ Lã. Vì sợ sự việc bại lộ, Lã Bất Vi đã cố tình tìm kẻ có năng lực tình dục cao là Lao Ái để thỏa mãn Triệu Cơ.
Nhập cung với thân phận của một thái giám giả, Lao Ái sau này chẳng những hoàn thành tốt nhiệm vụ của Lã Bất Vi giao cho mà còn trở thành một nhân vật khuynh đảo triều đình.
Tới năm 238 TCN, Tần vương Chính lúc này đã ngoài 20 tuổi, liền phát hiện ra thân phận thái giám giả của Lao Ái và mối quan hệ bất chính giữ y cùng mẹ mình.
Được thầy khích lệ, cậu bé đã thay đổi, hơn 20 năm sau trả ơn thầy theo cách không ngờ
Chẳng những cả gan tư thông với Thái hậu tới mức có con riêng, Lao Ái còn nuôi dã tâm trở thành Hoàng đế. Xuất phát từ ý đồ bất chính ấy, kẻ này đã từng cố ý mượn ấn tín Thái hậu nhằm điều động binh mã.
Thế nhưng chung quy hoạn quan giả ấy vẫn không thể “trên cơ” một Thiên cổ nhất đế Tần Thủy Hoàng ngay cả khi ông vẫn còn rất trẻ.
Sau cùng, Lao Ái bị tru di tam tộc, hai người con riêng của y cùng Thái hậu cũng bị hạ sát, các môn hạ đều bị tịch thu gia sản và chịu án lưu đày.
Từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy một sự thật: Những hoạn quan thời xưa bất luận là giả hay thật, bất luận sở hữu quyền lực cao tới nhường nào thì chung quy họ vẫn khó có thể thoát được kết cục bi thảm đã được định sẵn.
Cũng bởi vậy mà nhà văn nổi tiếng Trung Quốc là Lỗ Tấn năm xưa từng đưa ra một lời châm biếm đầy sâu sắc: Thái giám, vợ lẽ, thuốc phiện chính là “quốc túy” của Trung Quốc một thời.