Chiếc ổ cứng đầu tiên được ra đời năm 1956 bởi tập đoàn IBM để lưu trữ thông tin trên máy tính. Hiện nay, ổ cứng được chia thành 2 loại ổ cứng SSD và HDD. Những thông tin qua bài viết này, Kinh Nghiệm Số sẽ cùng bạn so sánh ổ cứng SSD và HDD. Bởi lẽ, khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 loại ổ cứng này.
Nguyên lý hoạt động ổ cứng SSD và HDD
Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD. Trước tiên chúng ta sẽ cần hiểu được nguyên lý hoạt động chung của các thiết bị lưu trữ này.
Nguyên lý hoạt động ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD không lưu giữ liệu trên lá đĩa cơ học và không sử dụng kết cấu cơ học. Loại ổ cứng này, dữ liệu được lưu trên các chip NAND Flash.
Chip NAND Flash có cấu tạo gồm nhiều transistor đặc biệt là floating gate transistor. Không cần phải refresh nhiều lần mỗi giây như dùng trong bộ nhớ Dram, thiết kế NDAND được giữ nguyên trạng thái kể cả khi không được cấp nguồn.
Cơ cấu tổ chức chip NAND Flash theo hình lưới, gồm nhiều page và block. Mỗi page do nhiều cell hợp thành. Và nhiều page tạo thành được một block.
► Nghiên cứu kỹ: SSD là gì
Nguyên lý hoạt động ổ cứng HDD
Dù cùng loại ổ cứng Non-volatile memory như ổ cứng SSD nhưng cấu trúc khác nhau hoàn toàn. Cấu trúc dữ liệu ổ cứng HDD được chia thành các track, sector và cluster.
- Track: Là những vòng tròn đồng tâm trên cùng một mặt đĩa để xác định vùng lưu trữ dữ liệu riêng biệt.
- Sector: Là đơn vị chứa dữ liệu nhỏ nhất. Mỗi track sẽ chia thành những đường hướng tâm tạo thành các sector.
- Cluster: Là đơn vị lưu trữ gồm 1 hoặc nhiều các sector. Khi lưu dữ liệu vào ổ cứng, các dữ liệu được ghi theo hàng chục, hàng trăm cluster liền kề hoặc không liền kề nhau.
► Nghiên cứu kỹ: HDD là gì
So sánh ổ cứng SSD và HDD
Ổ cứng là thành phần cực kỳ quan trọng của máy tính. Chức năng chính của bộ phận này đảm nhiệm vai trò lưu trữ, cung cấp tốc độ, dung lượng cho hệ điều hành, hoặc các chương trình hay tệp tin quan trọng. Dưới đây là sự khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD trên nhiều tiêu chí được đúc kết dựa trên kiến thức của nhiều chuyên gia có thẩm định khẳng định.
So sánh SSD và HDD về tốc độ ghi
Thông qua quá trình khởi động laptop, chúng ta có thể thấy tốc độ đọc ghi của SSD chiếm ưu thế hơn hẳn. Một máy tính ổ cứng SSD chỉ cần vài chục giây để khởi động. Trong khi đó ổ cứng HDD cần nhiều thời gian hơn để mật máy.
Ổ cứng SSD có tốc độ đọc ghi dao động từ 80 đến 300MB. Với ổ cứng HDD tốc độ đọc ghi dưới 100 MB.
Tuy nhiên, với nhu cầu lưu trữ lớn thì ổ cứng HDD có dung lượng lưu trữ lớn gấp nhiều lần sẽ là một lựa chọn phù hợp hơn so với SSD trong cùng tầm giá.
So sánh ổ cứng SSD và HDD về sự phân mảnh ổ cứng
Cấu tạo của ổ cứng HDD chính là một đĩa kim loại có phủ lớp từ tính lưu trữ dữ liệu. Khi ổ đĩa quay, một thanh kim loại sẽ đảm nhiệm chức năng đọc ghi dữ liệu. Tình trạng phân mảnh dữ liệu xảy ra khi dữ liệu nằm rải rác bề mặt của đĩa quay.
Đối với SSD thì hoàn toàn khác, trong ổ cứng SSD gồm chíp nhớ NAND Flash được liên kết với nhau. Rất ít khi diễn ra sự phân mảnh ổ cứng và hoạt động tốt hơn.
So sánh ổ cứng SSD và HDD về độ bền
Hiện nay, ổ cứng SSD đều được sản xuất từ những thiết bị điện tử làm bộ nhớ. Khi sử dụng SSD dữ liệu được truyền vào trực tiếp. Khác với SSD, ổ cứng HDD luôn quay những mặt đĩa để thực hiện việc ghi, đọc dữ liệu.
Theo đánh giá từ phía người dùng trên các diễn đàn, độ bền bỉ của ổ cứng SSD tốt hơn HDD.
So sánh ổ cứng SSD và HDD về tiếng ồn
HDD là ổ cứng truyền thống được ra đời trước ổ cứng SSD. Ban đầu những chiếc ổ cứng HDD hoạt động khá êm ái. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi tiếng ồn khi thực hiện việc ghi lên bề mặt đĩa. Trong khi đó, ổ cứng SSD gần như không có tiếng ồn vì cấu tạo không nhiều kim loại.
Về điện năng tiêu thụ
Ổ cứng SSD không cần thêm điện năng để tiêu thụ vậy nên có phần tiết kiệm điện năng hơn ổ cứng HDD. Ngày nay các hãng sản xuất SSD đã cố gắng khắc phục điểm hạn chế này.
So sánh SSD và HDD về giá cả
Dễ thấy ổ cứng SSD có khá nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên giá cả ổ cứng HDD rẻ hơn nhiều lần, phổ biến hơn. Thời kỳ đầu, những chiếc SSD có giá khá đắt đỏ. Thậm chí đắt gấp 3, 4 lần so với HDD cùng dung lượng lưu trữ.
Xét về độ phổ biến
Ổ cứng HDD có số lượng phong phú hơn với nhiều nhà hãng sản xuất như Western Digital, Seagate, Toshiba, Samsung và Hitachi. Đối với máy tính để bàn hoặc macbook thì ổ cứng HDD bên trong vẫn chưa thể tháo ra hoàn toàn.
Còn đối với ổ cứng SSD, các nhà sản xuất vẫn đang phát triển về số lượng. Dù vậy ổ cứng này vẫn chiếm đa số cho thiết bị lưu trữ của máy tính cá nhân.
Nên dùng loại ổ cứng nào?
Theo Kinh Nghiệm Số nhận thấy khi so sánh ổ cứng SSD và HDD có những điểm khác nhau nhất định. Dưới đây là một số lưu ý của chúng tôi về cách lựa chọn các loại ổ cứng.
- Nên dùng ổ cứng HDD: Khi bạn cần dung lượng lưu trữ lớn lên đến 4Tb, muốn tiết kiệm chí phí, không đặt nặng vấn đề khởi động máy hoặc mở các chương trình phải thật nhanh.
- Nên dùng ổ cứng SSD: Sẵn sàng bỏ tiền để đảm bảo hiệu suất, tính bảo mật, tuổi thọ dữ liệu an toàn hơn. Làm thiết kế đồ họa, chơi game hoặc cần tác vụ nặng hơn. Hoạt động hạn chế tiếng ồn. Và đặc biệt máy bạn không cần phải lưu trữ quá nhiều.
Lời kết
Ổ đĩa cứng là thiết bị quan trọng trong hệ thống vì chứa dữ liệu của toàn bộ quá trình làm việc những người sử dụng máy tính. Hy vọng rằng, bài viết là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng so sánh ổ cứng SSD và HDD. Các loại ổ cứng phổ biến trên thị trường hiện nay.