HomeKiến thứcSSD là gì? Có mấy loại ổ cứng SSD?...

SSD là gì? Có mấy loại ổ cứng SSD? Có nên thay thế SSD không?

5/5 - (2 bình chọn)

Được sản xuất với dòng công nghệ hiện đại, tiên tiến SSD là ổ cứng mang trong mình rất nhiều ưu điểm nổi bật. Đây cũng là một trong những yếu tố khi chọn mua máy tính được nhiều người quan tâm. Hoặc khi có nhu cầu thay ổ cứng. Vậy SSD là gì? Các loại ổ cứng SSD cũng như chức năng loại ổ cứng này là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Kinh Nghiệm Số nhé!

Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng là một thành phần quan trọng của máy tính. Tất cả dữ liệu người dùng từ hệ điều hành, dữ liệu cá nhân đều được lưu trữ trong ổ cứng và được truy xuất thường xuyên.

SSD là gì
SSD là gì? Chức năng ổ cứng SSD

Tùy theo các hãng sản xuất khác nhau, ổ cứng có nhiều loại với các thông số khác nhau. Một vài thông số được người dùng quan tâm nhất: Tổng dung lượng và tốc độ đọc ghi ổ cứng. Chính vì thế mà việc biết tới cách kiểm tra dung lượng ổ cứng máy tính là điều mà các bạn nên thực hiện đầu tiên.

Ổ cứng SSD là tên gọi một loại ổ cứng mới với nhiều ưu điểm nổi bật. Tên đầy đủ của ổ cứng là Solid State Drive. Là một ổ địa thể rắn. Để lưu trữ ổ cứng SSD sử dụng bộ nhớ bán dẫn như Sram, Dram hoặc có thể là Flash.

Nguyên lý hoạt động ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD thể rắn sử dụng một tấm chip để gửi thông tin và nhận dữ liệu nhanh. Những tấm này sẽ được phân chia theo các phần gọi là page (trang) có kích thước dao động từ 2kB đến 16kB. Nhiều page sẽ hợp thành block (khối). Điểm khác biệt của loại ổ cứng này là chỉ ghi dữ liệu lên trang trống trong một block.

Chức năng ổ cứng SSD

Để xử lý việc xóa dữ liệu ổ cứng SSD sẽ thực hiện bằng cách xác định dữ liệu đánh đấu không sử dụng. Tiếp đó dữ liệu này được chuyển vào một khối bộ nhớ. Sau đó sẽ loại bỏ toàn bộ khối và xác định lại dữ liệu từ bộ nhớ trở lại khối trong khi sẽ để trống những trang mà không sử dụng.

Điều này cũng giúp người dùng hạn chế việc tìm hiểu cách chống phân mảnh ổ cứng hay xuất hiện trên loại ổ cứng HDD kiểu cũ.

Cấu tạo, chức năng của ổ cứng SSD là gì?

Mỗi ổ cứng SSD đều được cấu tạo bởi 3 thành phần NAND flash, bộ điều khiển và Cache chip. Trong đó, bộ phận quan trọng nhất là NAND flash thực hiện nhiệm vụ về những tác vụ lưu trữ quan trọng, bộ điều khiển phối hợp để hoàn thành tác vụ quan trọng và phức tạp. Ví dụ, duy trì hiệu suất hoạt động SSD, quản lý lưu trữ dữ liệu, kéo dài tuổi thọ thiết bị…

Một số ưu điểm chức năng ổ cứng SSD 

Được sản xuất trên công nghệ tiên tiến, ổ cứng SSD được giới chuyên gia đánh giá cao bởi khá nhiều ưu điểm như sau:

  • Khả năng hỗ trợ máy tính mạnh mẽ, giúp máy hoạt động mượt mà hơn, nhanh hơn. Đồng thời làm giảm tiếng ồn, hỗ trợ các thiết bị tản nhiệt không quá nóng giúp máy tính duy trì được trạng thái mát.
  • Công nghệ sản xuất được đầu từ, trình độ bảo mật dữ liệu cao người dùng hoàn toàn yên tâm về mọi dữ liệu đã được lưu trữ trên ổ cứng SSD.
  • Điểm cộng lớn nhất của ổ cứng SSD chính là tốc độ khởi động máy, tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh. Nhờ đó khắc phục tình trạng máy chạy chậm. Các chương trình phải ngưng hoạt động vì lỗi bộ nhớ.

Dù vậy, khi nổi bật với nhiều ưu điểm so với các ổ cứng truyền thống giá ổ cứng SSD khá đắt đỏ khiến khá nhiều người e ngại.

Khi nào nên sử dụng thay thế, nâng cấp ổ cứng SSD

Yêu cầu cấu hình luôn là một trong những yếu tố được người dùng quan tâm. Trong đó, không ngoại lệ là bộ phận ổ cứng. Với những công việc văn phòng bình thường, sử dụng máy tính trong việc soạn thảo, soạn hợp đồng, kế hoạch thì những chiếc máy tính khác vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu.

Các loại ổ cứng SSD
Trên thị trường hiện nay, các loại ổ cứng SSD khá đa dạng và được sử dụng phổ biến

Việc nâng cấp, thay thế ổ cứng SSD sẽ thực sự cần thiết đối với những công việc cần lưu trữ dữ liệu lớn. Sử dụng các phần mềm đòi hỏi có cấu hình cao. Điển hình các bạn làm trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, designer. Phương án sử dụng, nâng cấp ổ cứng SSD sẽ luôn là một gợi ý đúng đắn.

Các loại ổ cứng SSD phổ biến trên thị trường

Hiện nay, ổ cứng SSD được chia thành 3 loại. Thông tin chi tiết cụ thể như sau:

  • Ổ cứng TLC: Có đầy đủ NAND Triple Layer Cell. Đặc điểm ổ cứng này là trên mỗi cell lưu trữ 3 bít, thường có tốc độ cao tuy nhiên tuổi thọ chưa tốt, giới hạn tối đa chỉ khoảng mức 5000 lần ghi/ xóa.
  • Ổ cứng MLC: Tên đầy đủ là NAND Multi Layer Cell. Sử dụng ô nhớ nhiều cấp nên một ô nhớ chứa được 2 bit dữ liệu. Vậy nên loại này phù hợp hơn với người dùng phổ thông. Ưu điểm ổ cứng MLC là có tốc độ cao, nhưng lại kém ổn định. Tuổi thọ mỗi cell ở mức trung bình 10.000 lần ghi/xóa.
  • Ổ cứng SLC: Với tên đầy đủ là NAND Single Layer Cell. Đây là loại ổ cứng phù hợp nhất cho các doanh nghiệp, công ty lớn hoặc các SSD Server sử dụng. Vì chỉ sử dụng ô cấp nhớ 1 nên 1 ô cũng chỉ chứa được 1 bit dữ liệu. Không có tốc độ quá cao tuy nhiên ổ cứng SLC được đánh giá ổn định và bền nhất. Tuổi thọ trung bình mỗi một cell khoảng 100.000 lần ghi/ xóa.

Một số loại ổ cứng SSD phổ biến trên thị trường hiện nay: Ổ cứng SSD mSATA, SSD M.2 SATA hay ổ cứng SSD 3.5 inch SATA rất thích hợp cho máy tính để bàn.

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã có cái hình dung cụ thể hơn về ổ cứng SSD, chức năng và các loại ổ cứng SSD là gì rồi đúng không nào. Hy vọng bài viết thực sự là kiến thức hữu ích bạn đang cần đến.

Nhunq
Nhunq
Mình là Lại Thị Hồng Nhung và hiện tại đang là tác giả viết bài tại trang thủ thuật Kinh Nghiệm Số. Mình luôn hướng tới việc chia sẻ niềm đam mê, kiến thức sâu rộng về công nghệ, ứng dụng - phần mềm, trò chơi game và kiến thức đời sống cho mọi người. Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài công nghệ, Nhung tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

- Advertisement -