[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Male” buttontext=”Tính năng đọc bài viết”]
Nữ CEO tài năng khởi nghiệp từ con số 0, hiện sở hữu doanh nghiệp hàng triệu đô với hơn 30 cửa hàng khắp Việt Nam – cô ấy là ai?
Cô gái trẻ sinh ra ở dưới vạch xuất phát
Ít ai ngờ được rằng, thương hiệu nổi tiếng Doll Eyes lại thuộc sở hữu của một cô gái còn quá trẻ, chứ không phải bởi một tập đoàn lớn nước ngoài.
CEO Trân Phan – giám đốc điều hành Doll Eyes – xuất thân trong một gia đình dưới mức bình thường: gia đình phá sản, mẹ vỡ nợ, “đại học” là những năm tháng mà cái ăn không có, cái ở phải lo, ngoài những buổi có tiết thì thời gian còn lại của cô là sáng rửa chén – tối chạy bàn phục vụ.
“Làm thêm cả chục nghề – nằm viện vẫn bán hàng. Hồi đó người ta hay nói về tôi như thế.
Nhưng biết làm gì ngoài nỗ lực cố gắng, khi hậu phương của tôi là một người mẹ với trái tim tuyệt vọng đang chết chìm trong đau khổ, không còn năng lực để tin vào bất cứ điều gì nữa, vì cơ ngơi cả một đời bà gây dựng bỗng một ngày hóa tro tàn. Là đứa em nhỏ còn đang tuổi đi học, phải sống cảnh nhà thuê ọp ẹp dột nát không lành lặn mỗi khi trời mưa bão.
Căn nhà thuê với gần chục cái xô hứng mưa ấy vẫn là kỉ niệm mà nhiều năm sau này tôi vẫn thấy rùng mình” – Trân Phan chia sẻ.
Khởi nghiệp từ hai bàn trắng tay, hay câu chuyện về một bông hoa nở ra từ tuyệt vọng
“Tôi kiếm được những đồng tiền đầu đời bằng việc rửa chén thuê, nghĩa là tôi phải cắm mặt xuống đất ít nhất 5 tiếng một ngày, trong căn phòng chật chội, bí bách, mồ hôi nhễ nhại, thời đó ở nhiều quán ăn còn không có cả quạt.
Tôi bị cận rất nặng, khi cúi xuống quá lâu thì kính bị lệch hay gọng kính trễ xuống dưới là tình trạng xảy ra như cơm bữa, làm giảm tốc độ… rửa chén của tôi. Một người bạn thân thấy thương cảm đã tặng tôi một cặp lens để thuận tiện làm việc và cũng chính nhờ món quà của người bạn rất thân đó, mà ý tưởng về việc kinh doanh kính áp tròng cũng bắt đầu xuất hiện.
Tôi gom hết số tiền tích lũy trong sự nghiệp làm “máy rửa chén” của mình ra đếm, và ngạc nhiên thay, vẫn không đủ tiền để nhập hàng. Nhưng chờ đủ tiền để khởi nghiệp thì ý tưởng đã cũ.
Nếu tình yêu đích thực giúp người ta tha thứ cho nhau, thì đam mê cháy bỏng sẽ giúp bạn khởi nghiệp”, Trân Phan chia sẻ.
Với mong muốn mang đến sự gọn nhẹ, tiện lợi, giúp cho những người bị cận cảm thấy thoải mái hơn, năng động hơn trong cuộc sống hàng ngày, cũng như nhìn thấy tiềm năng phát triển của thị trường làm đẹp mới này. Sau khi bắt tay vào tìm hiểu và phân tích thị trường, Trân Phan nhận ra: “Thời điểm đó tôi nhận ra không hề có bất cứ thương hiệu nào về kính áp tròng tại Việt Nam thật sự chuyên nghiệp, hay có chất lượng sản phẩm tốt và đem đến dịch vụ tốt cho khách hàng. Vậy đây chính là cơ hội dành cho mình, hãy xây dựng thương hiệu kính áp tròng số 1 Việt Nam không thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chỉ với mục tiêu đơn giản đó, tôi bắt tay vào hành động.
Câu hỏi ai cũng sẽ đặt ra ở những bước đầu khởi nghiệp đó là: Tiền đâu mà làm? Khi một mình giữa đất Sài Gòn, không có vốn ban đầu, cũng chẳng có bạn bè hay người thân nào để mượn như chủ tịch Trung Nguyên – Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng hạn. Tôi phải trăn trở tự nghĩ cách tìm ra cần câu cho chính mình”.
Bằng cách nhận order để hưởng lợi nhuận trung gian để tích góp vốn trong thời gian ban đầu. Không cần mở cửa hàng, không cần hàng có sẵn, không mất tiền thuê mặt bằng, không lo hàng ế ẩm. Đồng thời xác định lấy ngắn nuôi dài, làm đủ mọi cách để tích góp vốn để làm ăn, từ một cái kệ nhỏ trong căn phòng trọ chỉ vỏn vẹn 12m2, cô từng bước mở được cửa hàng nhỏ đầu tiên và đến ngày hôm nay, nhờ những chiến lược đúng đắn cùng tầm nhìn xa và tài nhạy bén kinh doanh. Doll eyes chính thức ra đời, mang sứ mệnh cung cấp sản phẩm chất lượng đẳng cấp quốc tế, để “tỏa sáng đôi mắt phụ nữ Việt Nam”.
“Có 3 dạng người ở trên thế giới: Người luôn tìm kiếm khả năng, đam mê bản thân để tạo ra cơ hội cho bản thân; nhóm thứ 2 là người nhìn thấy cơ hội nhưng cứ đứng đó suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ… Ba năm sau nhìn lại họ mới tiếc phải chi lúc đó mình làm được như vậy. Nhóm thứ 3 lớn lên nhìn xung quanh mà không hề nhận biết được những chuyển biến, cơ hội xung quanh. Tôi thuộc kiểu người thứ nhất, nghĩa là phải điên một chút thì mới thoát được nghèo. Trong con mắt những người tìm kiếm cơ hội, thì hãy bắt tay vào làm, đừng tưởng tượng rồi sợ hãi và cuối cùng là không làm gì cả” – Trân chia sẻ.
[symple_box color=”gray” fade_in=”false” float=”center” text_align=”left” width=””]Đón xem: Doanh nhân Trương Thành Đạt[/symple_box]
Nothing is Impossible: Bài học thành công của những người dám hành động
Cách đây 1 năm, khi tôi khai trương cửa hàng mới tại con đường sầm uất bật nhất Sài Gòn. Nơi mà trước đây mỗi khi đi ngang qua tôi vẫn thường hay ao ước và cảm thán: “chắc có đến chết mình cũng không bao giờ mở được cửa hàng ở chỗ này”.
Nhưng đôi khi, vô sản lại là một khối tài sản, nó khiến cho những người nghèo không có gì trong tay hành động để thay đổi vận mệnh.
Khi một việc được tất cả mọi người xem là cơ hội thì thực ra, nó đã không còn là cơ hội nữa rồi. Nên nhân lúc còn trẻ, tôi “làm việc như điên”, chớp lấy thời cơ và không cho phép mình dừng lại. Những ước mơ sẽ khẳng định chúng ta là ai và sẽ dẫn bước cho chúng ta trên đường đời.
Sẽ chẳng có ai dẫn lối hoặc hướng dẫn cho bạn phải đi đâu, làm gì ngoài chính bản thân bạn. Nên hãy cứ đi đi, phía trước sẽ có đường. Vì chỉ cần đi là tới đích, không phải sao?”.
Và quả thật, Trân Phan đã rất thành công với triết lý kinh doanh của mình: Notthing is Impossible.
Đến năm 2018, Dolleyes đã có bước tiến vượt trội với hơn 30 cửa hàng trên toàn quốc và tiếp tục dãn đầu vị trí thương hiệu kính áp tròng tại Việt Nam, chính thức trở thành chuỗi thương hiệu Việt được định giá hơn 10 triệu đô la.
Gắn liền với thành công này là sự cống hiến, đam mê, thanh xuân và công sức của toàn thể nhân viên Doll Eyes, Trân Phan cho biết cô luôn xem nhân viên như những người em của mình, và thường hay nhắn nhủ họ rằng: “Thời đại 4.0 con người đã bắt đầu có những lo sợ sẽ ko có việc để làm vì máy móc đã làm hết. Vậy tại sao khi bạn đang có cơ hội làm việc, mà lại không cố hết sức làm? Giới trẻ chạy đua mỗi ngày. Có khi nào bạn chợt giật mình nhận ra lớp trẻ – đàn em bây giờ giỏi hơn bạn lúc vừa ra trường, hoặc thậm chí là giỏi hơn cả bạn bây giờ rất nhiều lần? Giữ tư tưởng an phận, không cố gắng phấn đấu chính là liều thuốc độc sẽ mỗi ngày kéo bạn một bước xuống gần hơn với vực thẳm thất bại. Ai cũng có thể đi lên từ con số không, miễn là họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ, trung thành với ý tưởng của mình và chấp nhận rủi ro cần thiết để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Đừng để tiền bạc hay kinh nghiệm thiếu hụt ngăn cản bạn theo đuổi giấc mơ của mình.
Như các bạn thấy DOLL EYES chính là kết quả từ sự nỗ lực bền bỉ đó. Đừng bao giờ lấy lí do thiếu kinh nghiệm, thiếu tài chính để biện minh cho sự thiếu kiên trì và cố gắng của bản thân mình trên con đường xây dựng ước mơ”.
Nếu có một lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp, tôi sẽ nói rằng: Hãy bắt tay vào làm đi trước khi đặt câu hỏi Tiền đâu? Chỉ cần bạn thật sự kiên trì, nỗ lực và cố gắng – cánh cửa cơ hội sẽ tự khắc mở ra. Đừng hỏi mình sẽ làm được hãy không, hãy hỏi bản thân mình đã thật sự cố gắng hay chưa.
“When you really want something, the whole universe conspires in helping you to achieve it”.
Tại các quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu, phụ nữ làm lãnh đạo đã không còn quá xa lạ và tại Việt Nam, phụ nữ cũng ngày càng khẳng định khả năng và lợi thế của mình ở vị trí đầu tàu. Phụ nữ Việt Nam đang nỗ lực nâng cao tiếng nói, chứng minh năng lực bản thân và tích cực đóng góp cho những phát triển của xã hội. Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3, xin phép chúng tôi được tôn vinh và cảm ơn các bạn, vì đã làm cho thế giới tuyệt vời hơn!
Thông tin CEO Trân Phan
Quê quán: Nha Trang
Năm sinh: 1993
Chức vụ:
– CEO thương hiệu Doll Eyes
– Cựu giám đốc marketing trà sữa Toocha
– Founder agency thiết kế
Nguồn Kenh 14