[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Male” buttontext=”Tính năng đọc bài viết”]
Hiệu ứng nhà kính là gì? Biển đổi khí hậu là gì? Khi năm nay dự báo sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử. Nguyên nhân được cho là do hiệu ứng nhà kính gây ra.
- Tại sao bị giật điện khi chạm vào đồ vật trong những ngày lạnh mùa đông
- Các bệnh về mắt hay gặp vào mùa hè
Hiệu ứng nhà kính là gì? Vì sao hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu
Hiệu ứng nhà kính là gì? Theo các nhà khoa học giải thích, hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Xuất phát của cụm từ “hiệu ứng nhà kính” là nghĩa của từ “Effet de serre” trong tiếng Pháp. Do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824. Điều này được phát hiện thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên.
Như vậy ảnh hưởng lớn nhất của hiệu ứng nhà kính chính là làm cho Trái Đất ngày càng nóng hơn, gây biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là gì, hiệu ứng nhà kính tác hại gây nguy hại gì?
Trái đất nóng lên, chính là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan vô cùng nguy hiểm như: sóng nhiệt, hạn hán, siêu bão, mất cân bằng hệ sinh thái.
Theo các chuyên gia khí tượng, năm nay được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử. Tại nước ta, dù chỉ mới bắt đầu mùa hè nhưng nhiệt dộ đo được tại nhiều nơi đã trên 40 độ.
Theo tờ báo Washington Post của Mỹ nhận định “Đợt nắng nóng ở Việt Nam nằm trong một loạt kỷ lục bị phá vỡ trên thế giới trong bối cảnh nhiệt độ Trái Đất không ngừng tăng”. Mức nhiệt 43.4 độ được đo tại Hương Khê – Hà Tĩnh. Nó đủ làm mềm bút sáp màu; tan chảy chocolate; đẩy nhiệt độ trong ô tô đang đậu ở khu vực ngoài trời có thể quá 60 độ C.
Nhiệt độ tăng cao không những làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó chúng còn làm tăng nguy cơ hỏa hoạn, cháy rừng tiềm ẩn.
Các chuyên gia khí tượng trên thế giới nhận định, bão và siêu bão đang ngày càng khó lường. Chúng xuất hiện bất thường, khó dự báo hơn. Tại nước ta, cụ thể tại miền Bắc và Bắc miền Trung trong những năm qua bão và siêu bão còn xuất hiện cả vào mùa đông. Điều này là chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Trái đất nóng lên gây hạn hán nghiêm trọng ở châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á và một phần ở khu vực Thái Bình Dương. Hạn hán còn gây cháy rừng trên diện rộng ở Indonesia và Canada. Nhiều vụ hỏa hoạn cháy rừng khốc liệt đã xảy ra ở khắp vùng miền đông Australia.
Hiện tượng băng tan ở hai cực cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm tăng mực nước biển. Chính điều này đã gây ảnh hưởng đến 40-50% dân số thế giới. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.
Bảo vệ môi trường – Hành động ngăn chặn ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo quá trình bê tông hóa, ô nhiễm môi trường. Đây chính là nguyên nhân chính yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Diện tích cây xanh ngày càng bị thu hẹp lại để nhường chỗ cho các công trình. Hay những con sông, bãi biển ngập tràn rác thải làm ô nhiễm nguồn nước đã không phải hiện tượng quá xa lạ với chúng ta.
Không thể phủ nhận chúng ta không có biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên số lượng người biết đến bảo vệ môi trường là gì hay như thế nào thì còn quá ít.
Nổi bật nhất trong thới gian gần đây có thể kể đến phong trào “#ChallengeforChance” của giới trẻ trên mạng xã hội. Phong trào này đã đón nhận được sự đồng tình của không ít người trên thế giới. Giúp làm sạch, làm xanh rất nhiều nơi công cộng.
Hay có thể nói đến phong trào “hạn chế sử dụng túi nilon” tại các siêu thị hiện nay. Bắt nguồn từ bức ảnh dược đăng tải trên mạng xã hội, một siêu thị tại Chiang Mai (Thái Lan) sử dụng lá chuối để gói các thực phẩm rau củ. Bức ảnh này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm và hưởng ứng.
Tại Việt Nam, đã có các siêu thị như Co.op mart Việt Nam, Big C, Saigon Co.op, … áp dụng phương pháp này. Đây là một trong những hành động thiết thực làm giảm thiểu việc sử dụng; thải rác nilon ra môi trường.
Chúng ta cần nhiều hơn nữa những phòng trào như vậy. Có thế mới làm giảm nguy cơ hiệu ứng nhà kính; biến đổi khí hậu tăng cao trong những năm vừa qua.
Thay vì nghĩ cách chống lại hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Tại sao chúng ta không nghĩ cách giảm thiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Mỗi hành động việc làm dù nhỏ để bảo vệ môi trường như: bỏ rác đúng nơi quy định, trồng cây xanh, hạn chế sử dụng điện, tiết kiệm nước, … sẽ giúp môi trường sống của bạn xanh – sạch – đẹp hơn.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc hiệu ứng nhà kính là gì? Việc biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là gì sẽ giúp ích cho các bạn. Tham khảo thêm nhiều kiến thức bổ ích khác cùng với Kinh Nghiệm Số nếu thấy hay nhé!