[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Male” buttontext=”Tính năng đọc bài viết”]
Mỗi thiết bị công nghệ hiện đại đều là sự kết hợp tập hợp hàng trăm linh kiện nhỏ xíu với nhau. Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh được chụp lại từ sự việc tháo tung tất tần tật những thứ nhỏ bé này được xếp lại gần nhau qua camera của nhiếp ảnh gia. Để biết thêm về công sức cần bỏ ra để chế tạo thành công chúng.
Todd McLellan là nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh các thiết bị khi chúng được tách ra thành từng linh kiện nhỏ nhất. Anh cho biết công việc đến từ sở thích mở, nghiên cứu mọi đồ dùng từ khi còn nhỏ. Trong hình là máy chơi game Sega, ra đời năm 1999 với 326 linh kiện.
Nhiếp ảnh gia 42 tuổi tách từng linh kiện của thiết bị ra, sắp xếp chúng rất gọn gàng và chụp lại, giúp những người dùng khác thấy được thiết bị gồm những gì và hoạt động ra sao. Trong ảnh là loa thông minh Amazon Echo, ra đời năm 2014 với 50 linh kiện.
Có nhiều thiết bị tôi nghĩ chẳng có gì, và dự định sẽ mất khoảng 2, 3 giờ để tháo ra. Đến khi làm, tôi mới nhận thấy nó có quá nhiều thành phần”, Todd McLellan chia sẻ. Trong hình là một chiếc máy ảnh phim của Asahi Pentax.
Đôi khi, sự tương phản giữa những thiết bị cơ khí từ xưa và các thiết bị điện tử là rất rõ rệt. Trong khi một chiếc loa thông minh chỉ có khoảng 50 linh kiện và khá dễ bóc tách, thì một chiếc máy đánh chữ trước kia có tới hàng trăm linh kiện và mất nhiều giờ mới có thể tháo được hết.
Một chiếc Macintosh từ năm 1990 với số lượng thành phần cũng lên tới hàng trăm.
“Khi tôi xuất bản cuốn sách đầu tiên năm 2003, có nhiều thiết bị chỉ cần mở một nút là có thể tháo ra để xem cách chúng hoạt động. Với những thiết bị ngày nay, rất nhiều thành phần khi tháo ra chỉ còn tương đương hạt bụi trong tấm ảnh”, McLellan giải thích về sự thay đổi của công nghệ.
Có thể thấy rõ sự khác biệt khi nhìn vào một chiếc điện thoại quay số tuổi đời hàng chục năm và chiếc BlackBerry, vốn ra đời trước cả thời kỳ smartphone hiện đại vào năm 2007.
“Chúng ta ngày càng có nhiều hiểu biết để sửa chữa các thiết bị. Rất nhiều công ty cung cấp các dịch vụ mà trước đây không hề có. Họ giúp chúng ta sửa chữa và thay thế một số thành phần nhất định”.
Khi được hỏi về sản phẩm làm anh hứng thú nhất, McLellan cho biết đó là một chiếc băng từ năm 1985 bởi nó gợi đến hoài niệm về các món đồ trong quá khứ. “Với một chiếc điện thoại, bạn không có nhiều sự gắn kết vật lý. Có thể nếu nhìn vào một ứng dụng bạn từng tải về thì bạn còn có chút cảm giác. Tôi nghĩ rằng 20 năm nữa, bạn sẽ không còn cảm xúc như vậy với một chiếc iPhone”.
McLellan mới đây đã xuất bản cuốn sách “Things Come Apart”, gồm ảnh chụp của những thiết bị mà anh đã mở ra. Anh cho rằng nhiều người vẫn có suy nghĩ tôn vinh các thiết bị cổ, nhưng điều đó lại làm chúng ta quên mất các giá trị của các thiết bị công nghệ hiện đại. Trong ảnh là một chiếc đồng hồ điện tử, gồm 57 thành phần.
“Tôi muốn người đọc hiểu được tất cả những gì họ đang sử dụng trong cuộc sống, hoặc ít ra thì nghĩ về cách mà nó hoạt động”, McLellan chia sẻ. Trong ảnh là một chiếc đồng hồ cơ của Vostok, với 130 thành phần.
Nguồn: Zing