Đừng để cuộc tình tan vỡ chỉ vì password điện thoại quá dễ đoán
Có bao giờ bạn cảm thấy bực mình vì luôn “bí” ý tưởng mỗi khi tạo mật khẩu cho tài khoản mới, hoặc lo sợ cụm từ trung thành với mình bấy lâu nay lại trở nên quá dễ đoán, mà không biết làm cách nào để thay đổi thói quen cả?
Đừng lo, vì những mẹo sau đây sẽ giúp bạn “nâng cấp” mật khẩu của mình, đối với người khác thì khó tìm như nghiệm phương trình 4 ẩn, nhưng với bạn thì chỉ dễ như trở bàn tay mà thôi.
1. “Vừa học vừa chơi”
Bất kỳ thứ gì bạn cảm thấy gắn liền với kiến thức hằng ngày, có thể là một đoạn thơ, vè vần không thể không nhớ, slogan của bản thân, hay thậm chí là tục ngữ, thành ngữ bất hủ như Hoàng Thùy The Face mà bạn tâm đắc… hãy cứ thoải mái chọn cho mình một phương án mà chỉ cần nháy mắt đã có thể nhớ như in trong đầu ngay. Vì ngày nào cũng gặp nên không thể quên được phải không?
Chẳng hạn, trong giai đoạn ôn thi cấp 3 dành cho học sinh lớp 12 dầu sôi lửa bỏng, các bạn nữ cảm thấy rất thích hàm ý đúc ra từ bài thơ tình “Sóng” của Xuân Quỳnh. Vậy thì tại sao không thử lấy luôn khổ thơ đầu làm mật khẩu hằng ngày cho Facebook, Instagram – vừa gợi nhớ bài học, vừa nhắc nhở nên online vừa phải để lát nữa tập trung học tiếp:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.”
Tuy nhiên, đừng dại dột mà dùng toàn bộ câu chữ đó làm mật khẩu vì chắc chắn giới hạn ký tự không cho phép. Vậy thì hãy sử dụng các chữ cái đầu của từng từ, kết hợp năm sáng tác của bài thơ. Từ đó, ta có kết quả:
“ddvdeoavllskhnmstrtb1968”
Không cần căng óc ra nhớ mà vẫn quá đủ để bạn yên tâm về độ bảo mật, online mà lại vừa ôn bài luôn. Còn gì hữu dụng hơn nhỉ?
2. Phim ảnh, bài hát thần tượng
Tương tự như cách thức trên, các bạn hãy tự chọn cho mình một dòng thoại/lời hát trong một bộ phim/ca khúc mà mình yêu thích nhất, rồi sau đó “biến hóa” nó với những chữ cái đầu. Chỉ có điều khác một chút, nếu cảm thấy hơi ngắn, hãy áp dụng quy tắc “teencode” cho mật khẩu của bạn.
Chẳng hạn bạn chọn lời bài hát “Sorry” là hit của Justin Bieber: “Is it too late now to say sorry?”
Hãy thay các chữ cái đầu theo phong cách “teencode” ngày xưa, như “s” thành “5”, “z”thành “2”, “i” thành “1”, thêm dấu “_” ngăn cách giữa lời và tên ca sỹ viết tắt. Kết quả cuối cùng sẽ có:
“11tlnt55_jb”
Ngắn mà chất, và tất nhiên là sẽ chẳng bao giờ bạn bị vạch mặt mật khẩu cả!
3. Ngày tháng năm kỷ niệm
Thoạt nghe thì có thể bạn sẽ coi đây là cách quá lỗi thời rồi, nhưng ở đây thật ra nó đã được “cải tiến” lên trình độ cao hơn nhiều, không còn đơn giản là chuỗi ngày tháng năm sinh 8 con số bạn hay chọn đâu.
Áp dụng cách thức này, hãy chọn ít nhất 2 chuỗi thời gian khác nhau mà có liên quan, chẳng hạn như 2 ngày sinh của mình và bạn gái, ngày sinh của bố-mẹ-em gái.
Chẳng hạn, chúng ta có 2 chuỗi ví dụ: 08/03/2016 và 14/02/2017.
Tuy nhiên, đừng vội viết liền nhau một cách quá đơn điệu như “0803201614022017”, mà hãy dùng chữ “l” gần giống dấu “/” để làm ngăn cách các ngày (để đảm bảo có cả chữ lẫn số), dấu “_” để ngăn cách 2 chuỗi.
Từ đó, kết quả cuối cùng sẽ là: “08l03l2016_14l02l2017”
4. “Vẽ” mật khẩu từ bàn phím
Cách thức nhập mật khẩu là ký tự hoàn toàn cơ mà, vẽ mật khẩu từ bàn phím cơ học thông thường là sao? – Đó chắc hẳn là câu hỏi đang hiện lên trong đầu bạn.
Vậy thì hãy nhớ lại cơ chế vẽ hình mẫu mật khẩu dựa trên bố cục các đường thẳng để mở khóa trên smartphone mà đã và đang được ưa chuộng. Về cơ bản, bạn dùng ngón tay nối các dấu chấm thành chuỗi trên một bảng 3×3, 4×4 hoặc thậm chí là 5×5 nếu bạn cẩn thận hơn.
Hình ảnh quá đỗi quen thuộc từ lâu trên màn hình khóa smartphone.
Do đó, tại sao không áp dụng điều này với bàn phím máy tính? Chọn một mẫu như nét vẽ hình thang, chữ cái… xuất phát từ một phím cố định, và cứ thế gõ theo thôi. Ví dụ, ta chọn mẫu vẽ chữ W yêu thích như sau:
Vậy ta sẽ có kết quả: “3edcft6yhnji9”
Vừa tiện mà lại vừa bí ẩn, không một gợi ý cho những kẻ nhòm ngó khác luôn!
Nào hãy cùng Kinh Nghiệm Số thử áp dụng cách đặt mật khẩu khá thú vị ở trên nhé!
(Tổng hợp)