HomeThủ ThuậtHọc đánh máy tính nhanh cho người mới bắt...

Học đánh máy tính nhanh cho người mới bắt đầu

4.2/5 - (200 bình chọn)

Với bí quyết để học đánh máy tính nhanh sau đây sẽ giúp bạn tập làm quen dần với việc tăng tốc độ gõ phím và gõ không cần nhìn bàn phím.

Thao tác học đánh máy tính nhanh cho người mới bắt đầu

Đánh máy tính không cần nhìn bàn phím với thuật ngữ “Touch Typing”. Với thủ thuật đánh máy này bạn chỉ cần luyện tập cho 10 khớp tay vận động một cách liên tục và thao tác một cách chính xác để có được những đoạn văn bản như ý muốn. Bạn có thể luyện tập học đánh máy tính nhanh qua các ứng dụng phần mềm hoặc là các chương trình trực tuyến như: Typing Trainer và 10fastfingers.

Học đánh máy tính nhanh
Luyện tập cách học đánh máy tính nhanh

Touch Typing và các nguyên tắc

1. Không có việc gì xen vào quá trình luyện tập:

Đây là điều tất yếu, bạn cần phải tập trung tinh thần 100% khi luyện tập. Đừng để những yếu tố phụ xen vào làm xao lãng, gây mất tập trung như móng tay quá dài gây khó chịu khi gõ bàn phím, vừa xem phim – vừa gõ phím hay còn đó là mải mê ngó tới chương trình quen thuộc trên TV mà quên mình đang cần phải toàn tâm tập luyện gõ phím cho nhanh tay.

2. Đừng nhìn bàn phím khi gõ:

Điều này có vẻ khó khăn, nhưng một khi đã tập luyện quen bạn sẽ thấy “Cần đếch gì phải nhìn bàn phím để gõ trong khi mình quá PRO còn gì 🙂 “.

Điều cơ bản nhưng tối quan trọng nhất khi học Touch Typing, hãy nhìn bàn phím bằng sự cảm nhận của ngón tay mình chứ không phải bằng con mắt. Tập quen dần thói quen này đảm bảo bạn sẽ đánh máy nhanh hơn và nâng trình của mình lên mức PRO đấy nhé! Nếu chưa quen, bạn có thể dùng miếng vải hoặc 1 vật dụng có thể che lại tầm nhìn của ánh mắt xuống bàn phím.

3. Ngón tay đặt đúng vị trí nút:

hoc-danh-may-tinh-nhanh-cho-nguoi-moi-bat-dau
Vị trí đặt ngón tay

Tay trái bao gồm ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ hãy đặt đúng vị trí theo các nút A, S, D, F. Còn Tay phải cũng tương tự với các ngón tay đặt theo vị trí các nút J, K, L và “;” .

Ngoài ra bàn phím máy tính còn thiết kế có 1 điểm gờ trên nút F và J tương ứng cho ngón trỏ của tay trái và tay phải giúp người dùng dễ hình dung điểm đặt chính xác.

4. Ngón tay cái thần thánh:

Khi bạn cần đánh khoảng trắng hay thêm dấu “.” , dấu “,” thì ngón tay cái chính là ngón tay thần thánh giúp bạn làm điều đó. Để đánh khoảng trắng giữa các câu, bạn có thể dùng ngón cái của tay trái hoặc phải đều được. Để gõ dấu “.” , dấu “,” thì ngón cái tay phải là sự lựa chọn tối ưu nhất.

5. Đánh chữ in hoa bằng nút Shift hoặc Tab:

Điều này quá dễ dàng đúng không nào các bạn!

Chỉ cần bấm nút Tab là bạn có thể gõ ngay được nguyên 1 câu hay đoạn văn chỉ với 1 lần nhấn nút Tab. Còn nếu bạn chỉ muốn lên hoa kí tự đầu tiên chỉ cần dùng ngón út nhấn giữ nút Shift và dùng các ngón tay khác để gõ ra chữ bạn cần gõ tại vị trí đặt phù hợp của các ngón tay.

6. Đừng nên cố gắng ghi nhớ vị trí các nút trên bàn phím:

Điều này qúa đúng, bạn làm gì phải cực nhọc, mệt não khi phải cố gắng ghi nhớ vị trí các nút cho mệt người. Hãy dùng sự cảm nhận của các ngón tay, dùng sự cảm nhận đó thay cho đôi mắt của mình. Đó mới chính là điều quan trọng khi học Touch Typing cho các bạn mới bắt đầu làm quen với việc gõ bàn phím chính xác nhưng phải nhanh chóng.

Kinh Nghiệm Số nơi mang đến thủ thuật hay cho bạn!

Bài viết hữu ích khác đáng quan tâm dành cho bạn:

- Advertisement -