Bảng chữ cái Tiếng Việt là nền tảng đầu tiên và cực kỳ cần thiết khi dạy trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ. Đặc biệt là những bé mới bắt đầu đọc và viết chữ tiếng Việt. Vì thế mà mọi ngôn ngữ trên thế giới đều bắt đầu từ bảng chữ cái.
Tuy nhiên, sau nhiều lần cải cách, không phải ba mẹ nào cũng biết bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ để hướng dẫn cho con. Trong bài viết này, Kinh Nghiệm Số sẽ giới thiệu chi tiết về bảng chữ cái tiếng Việt đúng chuẩn Bộ Giáo Dục.
Đôi nét về bảng chữ cái tiếng Việt
Chữ viết là hệ thống đầy đủ tất cả các ký hiệu để chúng ta ghi lại ngôn ngữ dưới dạng chữ viết (văn bản). Nhờ các biểu tượng, ký hiệu mà chúng ta có thể miêu tả được ngôn ngữ sử dụng để giao tiếp với nhau. Mỗi ngôn ngữ đều đặc trưng riêng bởi bảng chữ cái, là cơ sở nền tảng để tạo nên chữ viết đó.
Đối với mỗi đứa trẻ, khi bắt đầu học tiếng Việt cần được tạo tâm lý thoải mái. Các cha mẹ nên sử dụng hình ảnh gắn liền chữ cái để tăng thêm sự hứng thú và các bé cũng dễ nhớ hơn.
Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhất theo Bộ Giáo Dục
Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ? Theo quy chuẩn mới đây nhất của Bộ Giáo Dục, bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn gồm 29 chữ cái. Mỗi chữ cái trong bảng chữ cái đều gồm 2 hình thức và viết chữ thường và viết hoa. Cụ thể như sau:
-
Chữ in hoa, chữ hoa hay chữ viết hoa đều là tên gọi chung kiểu viết chữ in lớn. Ví dụ: N, H, U, N, G….
- Chữ in thường, chữ thường hay chữ viết thường đều là tên gọi chung kiểu viết chữ nhỏ. Ví dụ: n, h, u, n, g…
Chú ý: Bên cạnh những chữ viết truyền thống trong bảng chữ cái tiếng Việt, Bộ Giáo dục hiện nay vẫn đang xem xét các ý kiến, kiến nghị của nhiều người về vấn đề thêm 4 chữ mới vào trong bảng chữ cái là f, w, j và chữ z. Tuy nhiên đây vẫn là một tranh luận vẫn chưa được thống nhất. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chữ cái đó trong các từ ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh như chữ z trong từ Showbiz.
Vậy nên, bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn bao gồm các thành phần như sau:
- 12 nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, i, y, u, ư
- 17 phụ âm đầu đơn gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v và x
- 3 nguyên âm đôi gồm: ia, yê, iê, ua, uô, ưa, ươ.
- 9 phụ âm đầu được ghép từ 2 chữ: nh, th, ph, ch, tr, ng, kh, gh.
- 1 phụ âm đầu được ghép từ 3 chữ: ngh.
Cách phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Việt
Tuy nét chữ của chữ in thường và chữ in hoa đôi chút có sự khác nhau. Tuy nhiên cách đọc chữ in hoa, chữ thường hoàn toàn giống nhau.
Sau nhiều lần cải tiến, 29 chữ cái trong bảng tiếng Việt chuẩn có cách phát âm khác đôi chút so với cách đọc truyền thống. Vậy nên, các ba mẹ đang có con trong độ tuổi lớp 1 học tiếng Việt nên lưu để hướng dẫn con làm quen, phát âm cho đúng. Kinh Nghiệm Số đã tổng hợp bảng chữ cái tiếng Việt viết thường, viết hoa, cách gọi tên và phát âm như sau:
STT | Chữ hoa | Chữ thường | Tên chữ | Cách phát âm |
1 | A | a | a | a |
2 | Ă | ă | á | á |
3 | Â | â | ớ | ớ |
4 | B | b | bê | bờ |
5 | C | c | xê | cờ |
6 | D | d | dê | dờ |
7 | Đ | đ | đê | đờ |
8 | E | e | e | e |
9 | Ê | ê | ê | ê |
10 | G | g | giê | giờ |
11 | H | h | hát | hờ |
12 | I | i | i | I |
13 | K | k | ca | ca/cờ |
14 | L | l | e – lờ | lờ |
15 | M | m | em mờ/ e – mờ | mờ |
16 | N | n | em nờ/ e – nờ | nờ |
17 | O | o | o | O |
18 | Ô | ô | ô | Ô |
19 | Ơ | ơ | Ơ | Ơ |
20 | P | p | pê | pờ |
21 | Q | q | cu/quy | quờ |
22 | R | r | e-rờ | rờ |
23 | S | s | ét-xì | sờ |
24 | T | t | Tê | tờ |
25 | U | u | u | u |
26 | Ư | ư | ư | ư |
27 | V | v | vê | vờ |
28 | X | x | ích xì | xờ |
29 | Y | y | i dài | i |
Thanh điệu trong bảng chữ cái tiếng Việt
Một trong những điều thú vị và độc đáo của tiếng Việt là sự đa thanh điệu trong ngôn ngữ. Mỗi thanh điệu khi được kết hợp với các nguyên âm thì cách đọc sẽ khác nhau. Thanh điệu trong tiếng Việt gồm: Thanh sắc, thanh huyền, thanh nặng, thanh hỏi, thanh ngã.
Thanh điệu sẽ chỉ đi cùng nguyên âm đơn và nguyên âm đôi, các phụ âm sẽ không bao giờ được mang thanh điệu. Dấu sắc dùng với âm đọc lên giọng mạnh. Ví dụ: Hiến,..
- Dầu huyền dùng với các âm đọc nhẹ, Ví dụ: Hiền
- Dấu ngã dùng với các âm đọc lên giọng rồi xuống giọng. Ví dụ: Nghĩa, nhã,…
- Dấu hỏi dùng với âm đọc xuống giọng rồi lại lên giọng. Ví dụ: Hải
- Dấu nặng dùng với các âm đọc nhấn giọng xuống. Ví dụ: Cuộc, mạng, được
Một số bảng chữ cái tiếng Việt cho bé cách điệu cho dễ học
Những thứ nhiều màu sắc luôn tạo ra sự hứng thú, kích thích tư duy cho bé. Việc học tiếng Việt đối với các bé cũng vậy. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số mẫu bảng chữ cái cho bé được cách điệu cho việc học dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Một số mẫu như sau:
Như vậy, Kinh Nghiệm Số đã cung cấp thông tin chi tiết về bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn mới nhất 2022. Mong rằng, bài viết đem đến những thông tin kiến thức đầy thiết thực mà các bậc phụ huynh hay những người nước ngoài mới để bắt đầu việc học tiếng Việt chuẩn xác nhất.
Nếu bạn có thêm ý kiến về bảng chữ cái Tiếng Việt cho bé chuẩn bộ Giáo Dục thì hãy để lại đóng góp với chúng tôi nhé!