Khí gây cười là gì? Là “gây cười” nhưng không hề “vui vẻ” một chút nào đâu nhé. Thậm chí chúng còn là tác nhân nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng mỗi chúng ta. Hãy cùng Kinh Nghiệm Số hiểu hơn về bản chất và những mối nguy hại khi hít phải khí cười để bảo vệ sức khỏe mình và người thân ngay thôi nào.
Khí gây cười là gì?
Khí gây cười hay còn được biết với tên gọi khác là khí cười. Chúng là một hợp chất hóa học có tên khoa học là đinitơ monoxit. Được viết cụ thể dưới dạng gồm 2 phân tử nito và 1 phân tử oxi với công thức là N2O là chất không màu và có vị ngọt.
Khí gây cười N2O do một nhà hóa học Humphry Davy người Anh phát hiện lần đầu tiên vào năm 1799. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách đun nóng các tinh thể nitrat amoni với túi lụa màu xanh lá cây. Sau đó các hợp chất được tách bỏ và trực tiếp hút qua một ống tẩu.
Davy theo dõi những vấn đề ảnh hưởng của hợp chất này. Bằng cách cho bệnh nhân và người khỏe hít. Rồi tiến hành ghi nhận cảm giác từng đối tượng. Tuy nhiên, đến năm 1844 khí gây cười mới được bác sỹ Horace Wells đưa vào y học. Trong trường hợp làm giảm cảm giác đau buốt cho bệnh nhân nhổ răng. Sau đó, khí cười N2O được ứng dụng trong các vấn đề khác nhiều hơn.
Thời điểm đánh dấu sự xuất hiện và nổi tiếng của khí gây cười này vào giai đoạn ra mắt của bộ phim hành động “ Fast & Furious”. Cụ thể bằng cách bấm vào nút NOS( nút bật ni-trô) để tăng tốc độ nhanh chóng. Theo nguyên tắc bình khí N20 bơm vào động cơ làm phá vỡ mối quan hệ giữa nito và oxi. Nhờ đó quá trình bốc cháy diễn ra đột ngột và mạnh mẽ. Đồng thời diễn biến chuyển động nhanh hơn với tốc độ của xe tăng.
N2o còn “xuất hiện” khá nhiều trong các vũ trường hay điểm vui chơi giải trí của giới trẻ với mục đích kích thích cảm giác hưng phấn và “luôn cười”.
Khí gây cười ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào?
Vào năm 2015, mối nguy hiểm của khí cười được nghiên cứu với tên gọi Global Drug Survey chính là loại hợp chất khí gas có trong quả bóng cười đó.
Theo bộ nội vụ văn phòng tại Anh cho biết thêm, đây là một trong những hợp chất đứng thứ 4 trong nước Anh về danh sách các chất ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Con số thống kế cụ thể có đến gần 470.000 người sử dụng khí gây cười này trong nửa cuối năm 2013 đầu năm 2014. Trong số đó, số lượng giới trẻ trong độ tuổi dùng khí cười chiếm gần 8%, đối tượng sử dụng Cocaine hơn 4% và đối tượng thuốc lắc chưa đến 4 %.
Đặc biệt, chỉ trong tháng đã có đến hơn 1200 đối tượng dùng loại khí kích thích hưng phấn này.
HO còn cho biết thêm, đã có tới gần 20 trường hợp chết do liên quan đến khí cười này trong giai đoạn năm 2006-2012. Hội đồng tư vấn về lạm dùng ma túy Anh phải nêu lên một con số chính xác có đến hơn 15 trường hợp tử vong liên quan đến việc dùng đến chất kích thích N2o này.
Tại Mỹ cũng xảy ra khá nhiều hiện tượng tương tự về vấn đề này. Năm 2010, diễn viên nữ Joseph Benett vì dùng khí gây cười đã thiệt mạng. Hay nữ diễn viên Mỹ Demi Moore cũng gặp phải tình trạng nguy hiểm vì triệu chứng co giật, run rẩy sau khi hít khí gây cười này.
Đánh giá từ các chuyên gia pháp y khẳng định, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiệt mạng do trong quá trình hít n2o xảy ra vấn đề ngạt thở. Nguy hiểm từ khí gây cười này còn dẫn đến bỏng lạnh, giảm nhịp tim đột ngột và thiếu hụt nghiêm trọng dưỡng chất cơ thể. Là thủ phạm dẫn đến suy giảm sức đề kháng, hệ thần kinh đặc biệt là các vấn đề về tim và máu.
Những mối nguy hiểm do sử dụng khí gây cười đã được chính phủ Anh chính thức cấm loại khí cười này. Thực sự, đó là một cảm giác, một trạng thái gây kích thích ảo rất dễ nghiện cho con người. Đặc biệt những hệ lụy kéo theo đó nguy hiểm tương đương với việc sử dụng các chất ma túy khác.
Thực trạng khí cười đang sử dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, khí gây cười được sử dụng dưới dạng “một bình xịt” hay còn được giới trẻ gọi là bóng cười. Người dùng thở ra và hít vào trong bóng cười đó.
Theo bác sỹ chuyên khoa tại bệnh viện tâm thần Huỳnh Thanh Hiển cho biết: Việc hít khí cười dưới dạng này rất dễ khiến người sử dụng rơi vào trạng thái phỏng lạnh niêm mạc hầu và các vấn đề về đường hô hấp.
Bác sỹ cũng cho biết thêm, việc sử dụng hít khi gây cười này trước tiên đưa người sử dụng duy trì trạng thái vui vẻ, sảng khoái và làm giảm tinh thần tỉnh táo trong thời gian ngắn từ 2-3 phút. Sau đó, thường xuyên “lợi dụng” đến nó sẽ gây rối loạn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và nhận thức.
Hi vọng rằng, những tác hại mà khí gây cười gây hại được liệt kê trong bài viết giúp bạn hiểu thêm về sự ảnh hưởng của loại chất kích thích nguy hiểm này. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng những việc làm tưởng chừng rất đơn giản như “nói không với khí gây cười” nhé.