HomeKiến thứcCó thể bạn chưa biết ?Ông Chủ Thế Giới Di Động quyết Tâm “Không...

Ông Chủ Thế Giới Di Động quyết Tâm “Không Làm Thuê Suốt Đời”

5/5 - (2 bình chọn)

Khởi nghiệp từ 1 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động khi còn rất trẻ, đến nay ông Nguyễn Đức Tài đã đưa Thế Giới Di Động trở thành một đế chế bán lẻ có thị phần cao nhất Việt Nam. Câu chuyện thành công của Nguyễn Đức Tài và chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh bắt nguồn từ đâu? Điều gì đã xây dựng lên đội ngũ nhân tài hùng mạnh tại Thegioididong? Cùng Kinh Nghiệm Số khám phá câu chuyện khởi nghiệp của vị chủ tịch tỷ phú Nguyễn Đức Tài trong bài viết dưới đây nhé!

Câu chuyện khởi nghiệp của những “ông trùm” kinh doanh luôn mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị. Đa phần họ đều có khởi đầu khá gian nan, phải nếm trải mùi thất bại ít nhất 1, 2 lần trước khi chạm tay đến thành công. Nguyễn Đức Tài cũng không ngoại lệ. Nói tên Nguyễn Đức Tài, có thể nhiều người còn khá băn khoăn, nhưng nếu gọi ông với danh xưng “ông chủ Thế giới Di động”, có lẽ ai cũng phải ồ lên vì hiện nay, Thế giới Di động đang là một đế chế khó lòng đánh đổ.

Nguyễn Đức Tài là ai?

Ông Nguyễn Đức Tài (sinh ngày 30/5/1969) quê gốc ở Nam Định. Ông tốt nghiệp ngành Tài chính – Kế toán trường Đại học Kinh Tế Tp. HCM và Thạc sĩ ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Học viện Quản Trị Pháp Việt CFVG. Nguyễn Đức Tài là một trong những nhà sáng lập và hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động. Ông là một trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019.

Ông nổi tiếng là người sống hết mình vì công việc, theo đuổi nhiều mục tiêu không tưởng và tham vọng khẳng định thương hiệu riêng. Tuy sở hữu cơ khơi khổng lồ nhưng lại có phong cách sống đơn giản.

Quá trình khởi nghiệp

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại Pháp, ông Nguyễn Đức Tài trở về Việt Nam và làm Giám đốc tài chính cho 1 tập đoàn của Thụy Sĩ tại Việt Nam. Khi đó ông chỉ mới hơn 20 tuổi. Tuy nhiên, trăn trở “chẳng lẻ làm công ăn lương suốt cả đời?” nên ông quyết định bắt tay khởi nghiệp. “Lúc đó tôi nghĩ, mới hơn 20 tuổi làm giám đốc tài chính mà đã có xe hơi đưa đón, được cấp xe riêng. Lỡ đến sau này khoảng 40 tuổi lên chức lại được cấp máy bay riêng đi làm. Nhưng tôi không muốn mọi thứ yên ổn như thế” – ông Tài chia sẻ thêm.

Khởi nghiệp bằng cửa hàng bán điện thoại

Sau 8 năm gắn bó, ông quyết định ra khởi nghiệp bằng 3 cửa hàng điện thoại di động nhưng thất bại. Do bản tính kiêu căng và chủ quan của tuổi trẻ khi ông thấy mình được học hành bài bản lại có khá nhiều kinh nghiệm nên đã tự đầu tư và không muốn cùng hợp tác với ai. Chính vì điều này đã khiến ông thất bại nặng nề và một lần nữa ông lại đi làm thuê.

Quyết không bỏ cuộc, ông Tài đã làm việc trong bộ phận hoạch định chiến lược của một công ty điện thoại để học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận thông tin trong lĩnh vực điện thoại di động.

Đến năm 2004 ông trở lại cùng 4 cộng sự thành lập CTCP Thế giới di động với khoảng 2 tỷ đồng (Trong đó ông góp 700 triệu đồng). Dự án là sự kết hợp giữa trang web trực tuyến với hệ thống bán lẻ điện thoại di động.

3 cửa hàng Thế giới di động đầu tiên được mở ra, lượng khách truy cập vào trang web cũng tăng nhanh nhưng không có khách hàng. Nguyên nhân vì trang web rất thu hút nhưng cửa hàng lại quá bèo, không tương thích với nhau. Quyết tâm thay đổi để thành công, những người lãnh đạo Thế giới di động quyết tâm đầu tư 1 cách bài bản hơn. Họ tập trung mở 1 cửa hàng duy nhất nhưng có quy mô hoành tráng với số lượng sản phẩm cũng nhiều hơn, đa dạng hơn và thay đổi cả cách phục vụ. Từ đó, thương hiệu Thế giới di động ngày càng được biết đến nhiều trên toàn quốc.

Lịch sử Thế Giới Di Động

Khi thành lập vào tháng 3 năm 2004, Thế giới di động lựa chọn mô hình thương mại điện tử sơ khai với một website giới thiệu thông tin sản phẩm và 3 cửa hàng nhỏ trên đường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Hồ Chí Minh để giao dịch.Tháng 10 năm 2004, công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh, đầu tư vào một cửa hàng bán lẻ lớn trên đường Nguyễn Đình Chiểu và bắt đầu có lãi. Tới tháng 3 năm 2006, Thế giới di động có tổng cộng 4 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Năm 2007, công ty thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư của Mekong Capital và phát triển nhanh chóng về quy mô, đạt 40 cửa hàng vào năm 2009.
  • Cuối năm 2010, Thế giới di động mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện tử tiêu dùng với thương hiệu Dienmay.com (nay đổi thành Dienmayxanh.com).
  • Tới cuối năm 2012, Thế giới di động có tổng cộng 220 cửa hàng tại Việt Nam
  • Tháng 5/2013, Thế giới di động nhận đầu tư của Robert A. Willett- cựu CEO BestBuy International và công ty CDH Electric Bee Limited
  • Năm 2017, Công ty cổ phần Thế giới di động tiến hành phi vụ sáp nhập và mua lại hệ thống bán lẻ điện máy Trần Anh. Tháng 10, 2018, phi vụ sáp nhập hoàn thành. Tổng cộng 34 siêu thị Trần Anh sẽ được gỡ bỏ tên và thay bằng biển hiệu Điện máy Xanh, website của Trần Anh cũng đã chuyển hướng hoạt động về dienmayxanh.com
  • Tháng 3/2018. Thế Giới Di Động mua lại 40% vốn của chuỗi dược phẩm Phúc An Khang. Sau đó đổi tên Thành Nhà Thuốc An Khang
  • Tháng 12/2018. Thế giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử Vuivui

- Advertisement -