HomeKiến thứcCó thể bạn chưa biết ?Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và...

Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

5/5 - (1 bình chọn)

Danh hài Chí Tài qua đời vì đột quỵ… Miệng bị méo, nhân trung bị lệch là một trong những dấu hiệu đột quỵ. Theo thống kê, trung bình cứ 3 phút sẽ có 1 ca tử vong vì căn bệnh này. Đáng lo hơn cả, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa ở mọi độ tuổi. 

Trong bài viết này, Kinh Nghiệm Số sẽ giúp các bạn tìm hiểu các dấu hiệu đột quỵ, nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ mà mỗi chúng ta đều rất cần quan tâm. 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là chứng tai biến mạch máu não, là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng. Đột quỵ xảy ra do quá trình cung cấp máu bị gián đoạn hoặc giảm nhanh khiến não thiếu oxi không đủ dưỡng chất nuôi tế bào.

Đột quỵ – Căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở bất cứ ai

Chỉ vài phút, các tế bào không được cung cấp đủ máu sẽ bắt đầu chết. Đột quỵ được chia thành hai loại như sau:

  • Đột quỵ vì thiếu máu cục bộ: Xảy ra do cục máu đông là tắc nghẽn động mạch, ngăn cản quá trình máu lưu thông đến não bộ. 
  • Đột quỵ vì xuất huyết: Là tình trạng mạch máu lên não bị vỡ làm máu cháy ồ ạt dẫn đến xuất huyết não. Nguyên nhân do xuất hiện vết nứt, rò rỉ hoặc thành động mạch yếu. 

Hiện nay, 85% ca đột quỵ xảy ra do các thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, một số trường hợp nhỏ bị đột quỵ do dòng máy cung cấp cho não bị giảm tạm thời. 

Nguyên nhân đột quỵ là gì?

Đột quỵ là một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong lớn nhất trên thế giới. Đột quỵ có thể gây nên từ yếu tố bệnh lý hoặc các yếu tố không thay đổi. 

Đột quỵ do yếu tố bệnh lý

  • Đái tháo đường: Những vấn đề liên quan đến đái tháo đường có nguy cơ làm tăng nguy cơ đột quỵ
  • Tiền sử đột quỵ: Đặc biệt, trong vài tháng đầu những người có tiền sử bị đột quỵ rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ trong lần tiếp theo. Nguy cơ này thường kéo dài trong khoảng 5 năm và theo thời gian sẽ giảm dần. 
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp làm tăng sức ép lên thành động mạch, khiến thành động mạch bị tổn thương gây ra xuất huyết não. Đồng thời tạo điều kiện xuất hiện cục máu đông cản trở trực tiếp quá trình máu lưu thông nên não. 
Đột quy có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân

Bên cạnh đó, mỡ máu, thừa cân, béo phì và lối sống không lành mạnh như ăn uống không điều độ, sử dụng chất kích thích, hút thuốc, lười vận động… Đây đều là nguyên nhân đột quỵ. 

Đột quỵ do các yếu tố khách quan:

  • Tuổi tác: Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, nguy cơ bị đột quỵ của người già nhiều hơn người trẻ. Theo thống kê, sau tuổi 55 cứ mỗi 10 năm nguy cơ bị đột quỵ tăng lên gấp đôi. 
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình, có người thân từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ bị cao hơn so với người bình thường. 
  • Chủng tộc: Nguy cơ bị đột quỵ người Mỹ gốc Phi cao hơn gấp hai lần người da trắng. 

Dấu hiệu đột quỵ là gì?

Theo thống kê, ở Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 người bị độ quy và rất ít người có khả năng bình phục hoàn toàn trở lại. Dưới đây là những dấu hiệu dẫn đến đột quỵ:

  • Mặt, miệng có biểu hiện không cân xứng, nhân trung lệch
  • Chân tay bị tê mỏi, cử động khó hoặc rất khó cử động, một bên cơ thể bị tê liệt
  • Khó phát âm, bất ngờ bị nói ngọng, găp khó khăn khi suy nghĩ để nói, môi lưỡi bị tê cứng. 
  • Đau đầu dữ dội, có thêm dấu hiệu bị buồn nôn hoặc nôn. 

Cách phòng ngừa đột quỵ ai cũng cần biết

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hơn nữa, đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, giới tính nào và cực kỳ nguy hiểm. Dưới đây là những cách phòng ngừa đột quỵ:

  • Chế độ dinh dưỡng ăn uống điều độ: Bệnh lý tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường… đều là những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Những căn bệnh này đều có từ chế độ dinh dưỡng không khoa học. Hãy đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học đẩy lùi bệnh tật nhé. Ví dụ: Bổ sung nhiều rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây, uống nhiều nước lọc, hạn chế thực phẩm giàu chấ béo, thức ăn nhanh, đồ chiên xào..
Xây dựng chế độ ăn uống để giữ sức khỏe
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Dù bạn đang khỏe mạnh thì kiểm tra sức khỏe định kỳ luôn là vấn đề cực kỳ cần thiết. Nhất là với những người đang bị các vấn đề về tim mạch, mỡ máu hay đái tháo đường…. Qua đó sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh, tránh các mức chỉ số vượt quá mức nguy hiểm dẫn đến đột quỵ

Bên cạnh đó, để phòng tránh đột quỵ cũng như các vấn đề về sức khỏe mỗi chúng ta nên xây dựng lối sống khoa học, cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đặc biệt là trong thời điểm giao mua cần giữ gìn sức khỏe và giữ gìn cơ thể. 

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng và thường xảy ra đột ngột. Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa mà Kinh Nghiệm Số muốn chia sẻ đến bạn. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân của mình cùng đọc nhé! Chúc các bạn có sức khỏe tốt!

Nhunq
Nhunq
Mình là Lại Thị Hồng Nhung và hiện tại đang là tác giả viết bài tại trang thủ thuật Kinh Nghiệm Số. Mình luôn hướng tới việc chia sẻ niềm đam mê, kiến thức sâu rộng về công nghệ, ứng dụng - phần mềm, trò chơi game và kiến thức đời sống cho mọi người. Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài công nghệ, Nhung tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

- Advertisement -