HomeKiến thứcCách tính diện tích hình bình hành khi biết...

Cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh chuẩn nhất

5/5 - (3 bình chọn)

Đứng trước dạng toán tính diện tích hình bình khi biết hai cạnh có khá nhiều bạn học sinh chưa biết cách giải sao cho nhanh và đúng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Kinh Nghiệm Số để biết cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh chuẩn nhất nhé.

Có tính được diện tích hình bình hành biết 2 cạnh kề không? 

Theo sách giáo khoa lớp 8, công thức tính diện tích hình bình hành bằng tích cạnh đáy nhân với chiều cao tương ứng.

Chính vì thế, để tính được diện tích của một hình bình hành chúng ta cần biết được hai yếu tố là chiều cao và độ dài cạnh đáy tương ứng chiều cao.

Cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh
Cách tính diện tích hình bình hành cần biết độ dài cạnh và chiều cao tương ứng

Vậy nên khi đề bài chỉ cho biết thông tin về độ dài hai cạnh của hình bình hành sẽ rất khó để bạn tính được diện tích do cho đủ điều kiện.

Thông thường, đối với dạng bài này khi đọc và quan sát kỹ đề bài bạn sẽ thấy trong đề có thông tin về độ dài của chiều cao hoặc số đo góc được tạo bởi hai cạnh đó.

Cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh

Dưới đây là những ví dụ minh họa thực tế sẽ giúp các bạn học sinh dễ hình dung và biết cách làm chính xác khi gặp dạng bài này.

Dạng 1:

Cho hình bình hành có độ dài hai cạnh lần lượt là 5cm và 7cm. Độ dài của đường cao bất kỳ của hình bình hành bằng 4 cm. Tính diện tích của hình bình hành trên.

Hướng dẫn:

Trong ví dụ này, từ giả thiết độ dài bất kỳ của một đường cao hình bình hành bằng 4cm chúng ta sẽ chia thành 2 trường hợp. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Chúng ta sẽ giả sử độ dài đường cao tương ứng cạnh 5 cm.

Áp dụng công thức diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân đường cao tương ứng ta được S.hbh = 4×5 = 20 (cm2).

Trường hợp 2: Giả sử độ dài đường cao tương ứng cạnh 7cm.

Cũng từ công thức tính diện tích hình bình hành, ta có:

S.hbh = 4×7= 28 (cm2).

Bài tập tương tự

Dưới đây là một số bài tập minh họa mà các bạn có thể tự làm thêm để vận dụng cũng như ghi nhớ cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh chuẩn nhất trong trường hợp này.

Bài 1: Tính diện tích của mảnh đất hình bình hành có độ dài cạnh lần lượt là 5 cm, 8 cm. Một trong những đường cao có chiều dài bằng 4 cm.

Đáp án tham khảo: 20 cm2 hoặc 32 cm2.

Bài 2: Tính diện tích của hình bình hành có độ dài cạnh thứ nhất bằng ¾ cm, cạnh thứ 2 là 5/4 cm. Độ dài của một trong các đường cao là 4cm. Tính diện tích của hình bình hành.

Dạng 2:

Tính diện tích của hình bình hành ABCD khi biết độ dài hai cạnh lần lượt là 12 cm, 15 cm. Số đo góc được tạo bởi 2 cạnh đó bằng 110 độ.

Bài giải:

Giả sử độ dài cạnh AB = 12 cm, cạnh AD = 15 cm, số đo góc A = 110 độ. Theo đề bài, ta có ABCD là hình bình hành nên ta có:

  • AD// BC (Theo tính chất của hình bình hành)
  • Góc A + góc B = 180 độ (hai góc trong cùng phía bù nhau).

Từ đó, suy ra góc B = 180 độ – 110 độ = 70 độ.

Kẻ đường cao AH vuông góc BC. Xét tam giác vuông ABH ta có:

AH = AB x sinB = 12 x sin70 = 11,2 (cm)

Mặt khác: AD = BC = 15 cm (tính chất của hình bình hành)

=> S hbh ABCD = AH x BC = 11,2 x 15 = 168 (cm2)

Một số lưu ý khi làm dạng bài về công thức tính hình bình hành

Công thức cách tính diện tích hình bình hành là kiến thức quan trọng trong chương trình toán học mà các bạn học sinh cần nắm vững. Đây cũng là dạng bài xuất hiện thường xuyên trong các bài kiểm tra, bài thi giữa kỳ, cuối kỳ.

Công thức tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh
Lưu ý khi tính diện tích hình bình hành

Để giải được dạng bài về diện tích hình bình hành khi biết hai cạnh các bạn học sinh cần vận dụng tốt các khái niệm, dấu hiệu, định nghĩa và tính chất của hình bình hành. Đồng thời, đọc kỹ đề bài để tìm ra các căn cứ để tính toán, xác định được độ dài cạnh đáy và chiều cao tương ứng.

Bên cạnh đó, khi tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh chuẩn nhất, các bạn học sinh cần chú ý đơn vị đo phải được đồng nhất, cùng đơn vị. Đây cũng là một lỗi kiến thức mà khá nhiều bạn học sinh mắc phải, dẫn đến bị trừ điểm sai trong quá trình làm.

Như vậy, Kinh Nghiệm Số đã hướng dẫn bạn cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh chuẩn nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Xem thêm: Hé lộ cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 đường chéo

Nhunq
Nhunq
Mình là Lại Thị Hồng Nhung và hiện tại đang là tác giả viết bài tại trang thủ thuật Kinh Nghiệm Số. Mình luôn hướng tới việc chia sẻ niềm đam mê, kiến thức sâu rộng về công nghệ, ứng dụng - phần mềm, trò chơi game và kiến thức đời sống cho mọi người. Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài công nghệ, Nhung tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

- Advertisement -