HomeKinh NghiệmMẹo vặt cuộc sốngChì trong mỹ phẩm: Tác hại của nó và...

Chì trong mỹ phẩm: Tác hại của nó và cách nhận biết

5/5 - (2 bình chọn)

Chì trong mỹ phẩm là thành phần rất dễ tìm thấy hiện nay bởi nó tạo độ bám và độ mịn cho da. Nhưng bạn đã biết tới ưu điểm này có thể gây tác hại lâu dài như thế nào chưa? Hãy cùng Kinh Nghiệm Số tìm hiểu chì trong mỹ phẩm có tác hại gì và cách nhận biết nó.

Giải thích chì trong mỹ phẩm là gì?

Chì là một loại kim loại nặng được biết tới việc gây độc hại tới sức khỏe con người nếu tiếp xúc nhiều khi nó ngấm vào cơ thể. Nhưng có lẽ nhiều bạn chưa biết thì chì trong mỹ phẩm lại xuất hiện khá nhiều.

Đâu là lý do mà chì trong mỹ phẩm lại xuất hiện thường xuyên như vậy? Đó là do chì có khả năng tăng và tạo độ bám, làm mịn da tức thời. Vì thế mà bạn rất dễ nhận thấy chì hay  được sử dụng vào các loại mỹ phẩm.

Theo nghiên cứu của giới khoa học và chuyên gia nhận biết mỹ phẩm thì tất cả son môi đều chứa chì. Chì trong son môi giúp tăng độ bám dính nhưng điều đó cũng làm tăng mức độ độc hại của kim loại chì nhiều hơn. Vì thế nếu bạn son môi mà thấy độ bám dính lâu thì đó là dấu hiệu cho biết chiếc son môi này có khá nhiều chì đấy.

Tháng 12/2016, FDA đã ban hành dự thảo công bố cho ngành công nghiệp những hướng dẫn chi tiết về việc chì là một tạp chất trong sản phẩm mỹ phẩm dành cho môi như son môi và các mỹ phẩm thông dụng khác như: má hồng, phấn nén, phấn mắt, kem dưỡng thể và dầu gội. Theo khảo sát đã được kiểm chứng thì có hơn 99% mỹ phẩm trên thị trường đều có hàm lượng chì ít hơn 10 ppm.

Tác hại của chì trong mỹ phẩm

Chì trong mỹ phẩm hiện nay hầu hết đều có mức hàm lượng chì vượt mức cho phép rất nhiều lần như các sản phẩm kem lót, kem nền, son môi, phấn trang điểm…

Tác hại của chì lên mỹ phẩm tất nhiên là không dễ gì nhận thấy được tức thì. Nhưng sau một quá trình tích tụ khi đưa vào cơ thể, thì chất này sẽ dần gây ra các bệnh lý khá đáng lo. Những lợi thế ban đầu khi sử dụng chì trong mỹ phẩm chính là giúp bạn có làn da mặt trắng sáng và lên tone một cách rõ rệt.

Khi bạn đã dừng sử dụng mỹ phẩm chứa chì được một thời gian thì lúc này làn da của bạn sẽ từ từ trở nên sạm đen. Lúc đó cũng dần có các tình trạng bị tàn nhang, nám da, lão hóa sớm, lỗ chân lông càng mở rộng ra…

Cũng có trường hợp người tiêu dụng có các triệu chứng như bị đau đầu, mất ngủ, sụt cân ốm yếu và suy nhược cơ thể.

Đặc biệt, hàm lượng chì trong mỹ phẩm mà nhiều còn gây ra những vấn để đáng nguy cho sức khỏe như:

  • Dễ bị suy giảm khả năng ngôn ngữ, hành vi, ảnh hưởng tới việc học tập do bị đầu độc hệ thống thần kinh.
  • Khiến khả năng sinh sản ở nam và nữ đều bị suy giảm khi sử dụng nhiều mỹ phẩm chưa chất chì.
  • Vấn đề về kinh nguyệt bị ảnh hưởng khi xuất hiện không đều đặn nữa. Bạn còn bị thay đổi nội tiết tố thường xuyên.
  • Với bé gái thì bắt đầu dậy thì muộn. Còn với với bé trai thì nhận thấy sự phát triển của tinh hoàn.

Cách nhận biết chì trong mỹ phẩm nhanh và chính xác

Theo các chuyên gia có kỹ năng về cẩm nang sống khỏe, các bạn có thể nhận biết chì trong mỹ phẩm bằng nước một cách dễ dàng. Khi mà da và phân tử nước đều có nhiều điểm tương đồng với nhau.

Cách nhận biết chì trong mỹ phẩm
Cách nhận biết chì trong mỹ phẩm

Cách kiểm tra chì trong mỹ phẩm như sau:

  • Bạn hãy nghiền nhỏ hoặc là tán mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng thành bột và cho vào 1 cốc nước.
  • Sau đó hãy khuấy đều chúng trong vòng khoảng 20 giây.
  • Lúc này, hãy quan sát các hiện tượng đang xảy ra trong cốc nước.
  • Thấy mỹ phẩm của bạn mà nổi trên mặt nước thì chúng đang chứa thành phần từ dầu khoáng. Khi bạn sử dụng sản phẩm này càng về lâu dài dễ tăng nguy cơ lão hóa sớm ở da và gây nổi mụn.
  • Nếu bạn nhận thấy phấn hoặc kem mà bám vào thành cốc nước thì nghĩa là mỹ phẩm này có thành phần chứa dầu động vật. Đây là thành phần giúp da bạn sáng láng mịn, căng bóng hơn. Nhưng khi ngưng sử dụng thì da dễ bị sưng tấy và sần sùi.
  • Nếu nhận thấy phấn hoặc kem mà bị lắng xuống đáy cốc thì điều này đồng nghĩa với việc có thể có sự xuất hiện của kim loại nặng trong sản phẩm.
  • Nếu kiểm tra mà thấy phấn hoặc kem bị hòa tan vào với nước; thì lúc này bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm này bởi nó đã an toàn rồi.

Nếu bạn muốn hạn chế nhất các hậu quả do chì gây ra, thì những người tiêu dùng thông minh hãy nên cẩn trọng khi lựa chọn mỹ phẩm cho mình. Ngày nay, thành phần chì không dễ gì được tìm thấy trên nhãn sản phẩm; mà chì trong mỹ phẩm lại hay được tìm thấy trong nhiều loại son môi ở rất nhiều phân khúc từ bình dân cho đến cao cấp.

Bạn cũng nên tập dần thói quen hạn chế việc tô son nhiều lần trong ngày. Lưu ý là trẻ em có làn da khá nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi tác hại của chì trong mỹ phẩm. Vì thế các bạn nên để các loại son hay là mỹ phẩm tránh xa các bé gái và bé trai trong giai đoạn tuổi này.

Như thế là các bạn đã biết được cách nhận biết chì trong mỹ phẩm rất dễ dàng mà không tốn nhiều công sức đi xét nghiệm tốn tiền.

Lời khuyên điều trị tình trạng nhiễm độc chì

Để xác định có bị nhiễm độc chì hay không thì bạn cần phải được chẩn đoán qua xét nghiệm máu mới chính xác. Những xét nghiệm bổ sung có thể được bác sĩ chỉ định cho việc đánh giá hàm lượng tế bào dự trữ sắt có trong máu như: sinh thiết tủy xương hay là chụp X-quang.

Phác đồ điều trị ngộ độc chỉ có thể được đưa ra sau khi xác định các chẩn đoán lâm sàng sau:

  • Đầu tiên của quá trình điều trị nhiễm độc chì là phải xác định được vị trí và loại bỏ dần đi nguồn gốc của chì.
  • Nếu người tiêu dùng nào bị tình trạng nghiêm trọng hơn thì liệu pháp thải sắt có lẽ sẽ được đưa vào sử dụng. Liệu pháp này sẽ giúp độc tố chì trong cơ thể được bài tiết qua đường nước tiểu.
  • Thuốc tạo phức Chelat với sắt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm EDTA và DMSA. Nhưng việc sử dụng các loại thuốc này cũng dễ gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như việc: EDTA gây ra tình trạng rối loạn chức năng thận; còn DMSA thì gây tình trạng đau bụng, buồn nôn, gây dị ứng.

Việc nhiễm độc chì là điều mà ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc phải và nó vốn rất là nguy hiểm. Điều đó cho thấy, chúng ta nên chú trọng trong việc chọn ra những loại mỹ phẩm hay hãng son môi uy tín và đáng tin cậy.

Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng quá đà việc trang điểm nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ nên chú trọng việc duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học để có được một sức khỏe thật là tốt.

Lời kết

Với việc trang bị thêm kiến thức về vấn đề chì trong mỹ phẩm có tác hại gì đối với sức khỏe thì các bạn sẽ càng chú tâm hơn vào việc bảo vệ chính mình. Nếu các bạn thấy bài viết này của Kinh Nghiệm Số bổ ích thì hãy chia sẻ ngay cách nhận biết chì trong mỹ phẩm chuẩn xác này với bạn bè và người thân nhanh chóng nhé!

Nguồn tham khảo: fda.gov – healthline.com – safecosmetics.org – medicalnewstoday.com

- Advertisement -