Như bạn đã biết, mạng LAN được sử dụng để kết nối các thiết bị trong phạm vi gần với nhau. Thì mạng WAN có thể giúp các thiết bị cách xa nhau dễ dàng được kết nối. Vậy mạng WAN là gì? Tiếp tục cùng Kinh Nghiệm Số tìm hiểu về mạng này để có thể phân biệt được 2 loại mạng đang được sử dụng phổ biến hiện nay nhé.
Mạng WAN là gì? Tổng quan về mạng WAN
Thuật ngữ mạng WAN là gì được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh “Wide Area Network”. Đây là mạng diện rộng sử dụng hạ tầng truyền dẫn của một nhà cung cấp dịch vụ thứ 3 nhằm kết nối giữa các mạng đô thị trong khu vực phạm vi địa lý cách xa.
Đặc điểm chính của mạng WAN
- Mạng WAN được dùng để kết nối các thiết bị có phạm vi địa lý cách xa thông qua việc sử dụng dịch của từ các công ty cung cấp dịch vụ. Ví dụ như MCI, RBOCs, Inc,…
- Mạng WAN hoạt động phần lớn qua ở lớp vật lý và lớp Liên kết dữ liệu mô hình OSI. WAN kết nối các mạng LAN lại với nhau. Vậy nên mạng diện rộng này có thể thực hiện chuyển đổi các gói dữ liệu giữa các router, switch và các mạng LAN mà chúng đã kết nối.
- Do việc sử dụng các dịch vụ đường truyền dữ liệu khác nhau, của các nhà dịch vụ khác nhau nên đường đi của thông tin có thể sẽ phức tạp. Trong quá trình hoạt động các điểm nút có thể thay đổ đường đi khi phát hiện có trục trặc đường truyền.
=> Những hạn chế khi sử dụng mạng WAN:
- Băng thông thấp, kết nối yếu dễ bị mất.
- Phạm vị hoạt động rộng lớn, không có giới hạn.
- Phương thức quản trị mạng khá phức tạp, chi phí cao.
Các thiết bị sử dụng trong mạng WAN
- Router: Cung cấp dịch vụ khác nhau cho người dùng gồm Internet và các giao tiếp WAN.
- Loại switch được sử dụng trong WAN để cung cấp kết nối cho hoạt động thông tin liên lạc băng thoại video, dữ liệu.
- Modem: Gồm bộ phận giao tiếp với dịch vụ truyền thoại; CSU/DSU (Chanel service units/ Digital service units) để giao tiếp với dịch vụ T1/E1; TA/NT1 (Terminal Adapters /Network Terminal 1) để giao tiếp với dịch vụ ISDN (Integrate Services Digital Network).
- Server thông tin liên lạc: Tập trung xử lý cuộc gọi người dùng.
Các giao thức ở lớp Liên kết dữ liệu của mạng WAN mô tả về cách thức mà gói dữ liệu được vận chuyển giữa các hệ thống trên một đường truyền dữ liệu. Các giao thức này được thiết kế cho các dịch vụ chuyển mạch điểm-đến-điểm, đa điểm, đa truy nhập. Ví dụ như: FrameRelay.
Các loại hình kết nối trong mạng WAN
Các kết nối mạng diện rộng này được phân chủ yếu thành các dạng sau:
Kết nối dành riêng (Dedicated Connection)
Kết nối dành riêng là kết nối thường trực được sử dụng kết nối trực tiếp một thiết bị này với thiết bị khác. Kết nối dành riêng có tính ổn định cao tuy nhiên có thể bạn sẽ phải trả phí đắt.
Ví dụ: Khi muốn kết nối 2 vị trí bạn cần 1 đường dây nhưng khi muốn kết nối 4 vị trí bạn sẽ phải cần đến 6 đường dây. Mạng kết nối dành riêng có các đặc trưng như sau:
- Luôn luôn có sẵn.
- Dùng được dây người thuê bao thuê nhà cung cấp dịch vụ mạng WAN, chi phí đắt hơn giải pháp mạng WAN khác.
- Dùng kết nối riêng biệt giữa các điểm.
=> Bạn nên dùng kết nối dành riêng trong trường hợp
- Thường xuyên cần kết nối.
- Lưu lượng cao dữ liệu cần luân chuyển qua mạng cục bộ LAN.
- Ít các địa điểm cần kết nối với nhau.
Bên cạnh đó, bạn đọc cũng nên có cái nhìn khách quan sau khi so sánh mạng LAN và mạng WAN nhé!
Mạng chuyển mạch (Circuit- Switched Network)
Mạng chuyển mạch sẽ giúp thay thế đối với kết nối dành riêng. Loại mạng này làm việc hai chiều này sẽ cho phép bạn sử dụng chung đường dây; thiết lập cả các kết nối quay số vào và quay số ra.
Mạng chuyển mạch gói (Packet-Swiched)
Mạch chuyển mạch gói không yêu cầu đường thuê riêng hoặc đường dành riêng tạm thời. Tuy nhiên, đường đi của mạch được thiết lập cơ động khi dữ liệu chuyển qua mạng. Kết nối chuyển mạch là kết nối thường xuyên bật => Bạn không cần quan tâm đến việc thiết lập kết nối hoặc giữ riêng đường dây.
Mạng WAN là gì? Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết mà Kinh nghiệm số cung cấp giúp bạn có thêm kiến thức, sự hiểu biết về mạng WAN – một trong những loại mạng được sử dụng phổ biến hiện nay. Đừng quên ghé qua Kinh Nghiệm Số để cập nhật kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé.