Chắc nhiều người cũng biết rồi, ngay tối nay – 31/1/2018, những người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội được ngắm nhìn bộ 3 hiện tượng siêu hiếm. Đó là Siêu trăng, trăng xanh, và Nguyệt thực – hay trăng máu diễn ra cùng một thời điểm.
Để hiểu rõ hơn, tháng 1 này chúng ta có 2 lần trăng tròn, và lần trăng tròn thứ 2 sẽ được gọi là trăng xanh, diễn ra vào ngay tối nay. Nhưng lần trăng xanh này lại xuất hiện cùng với nguyệt thực toàn phần – hiện tượng trăng bị bóng Trái đất che khuất. Nguyệt thực sẽ khiến trăng đổi sang màu đỏ hoặc cam, nên còn được gọi là “trăng máu”.
Đồng thời, mặt trăng lúc này lại có quỹ đạo rất gần với Trái đất, khiến nó trở thành một siêu trăng. Vậy là chúng ta sẽ được chứng kiến cả ba cùng lúc xuất hiện, hay còn gọi tắt nó là… “Siêu trăng xanh máu”.
Tại sao không nên bỏ lỡ “Siêu Trăng xanh” máu lần này?
Vì đây là lần đầu tiên sau 150 năm nó xảy ra. Khác gì cơ hội duy nhất cả đời người đâu?
Còn nữa, trong ngày này, chúng ta không chỉ có thể quan sát trọn vẹn tất cả các pha với tổng thời gian kéo dài tới 5 giờ 17 phút, mà còn vì ngày xảy ra nguyệt thực trùng vào thời điểm Mặt Trăng đi qua điểm cận địa (điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó).
Hơn nữa, mọi người dân ở nước Việt Nam này đều có thể xem được, miễn là thời tiết cho phép.
Theo như dự báo thời tiết, có vẻ như các bạn ở Hà Nội sẽ hơi khó quan sát vì tiết trời nhiều mây. Tuy nhiên, TP. Hồ Chí Minh thì tương đối hoàn hảo, vì trời quang đãng, ít mây, không mưa.
Thời gian nó diễn ra?
Được biết, những địa điểm lý tưởng để quan sát bộ ba hiện tượng thiên văn lần này nằm về phía Tây Mỹ, và một số khu vực tại Đông Á, Trung Á. Theo dự kiến, nó sẽ xảy ra vào lúc 6h48 tối ngày 31/1 theo giờ Việt Nam, nghĩa là chúng ta hoàn toàn có thể quan sát từ đầu đến cuối.
Lịch trình chi tiết của sự kiện sẽ diễn ra như thế nào, bức ảnh dưới đây sẽ giúp bạn nắm được tất cả.
Bạn có an toàn để quan sát?
Có cần các dụng cụ chuyên dụng không?
Không cần thiết, vì đây là một Siêu trăng. Tuy nhiên nếu như có ống nhòm hoặc kính thiên văn loại đơn giản thôi, Mặt trăng trông sẽ ấn tượng và quyến rũ hơn rất nhiều.
Hãy nhớ, đỉnh điểm của sự kiện sẽ diễn ra vào lúc 20h29 phút. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Thiết bị cần thiết: máy ảnh có chế độ Manual, ống tele tối thiểu 200mm.
2. Thiết lập chế độ: ở đây tôi áp dúng công thức sunny 16 – cách đơn giản nhất và khá hiệu quả để chụp –
- chọn độ mở ống kính f/16
- tốc độ chụp = 1/[giá trị ISO]
- Ví dụ máy ảnh của tôi set ở ISO 100, thì giá trị thời chụp sẽ là:
- + F/16 – s=1/100s (hoặc 1/125s)
- + f/11 – s= 1/200s
- + f/8 – s = 1/400s
- + f/5.6 – s=1/800s
- Với công thức này, bạn sẽ chụp được ảnh chị Hằng với chi tiết khá nét. để ảnh mờ hơn, bạn giảm tốc độ chụp đi
- Nên dùng ống kính trên 200mm để đạt được độ phóng đại lớn (nói nôm na là kích thước chị Hằng trên ảnh càng to khi tiêu cự càng lớn)
Cách chụp cơ bản:
Thiết bị:
- Máy ảnh
- Ống kính tele
- Chân máy 3 càng để gắn máy cố định trong thời gian chụp
- Dây bấm mềm hoặc remote nếu có thì tốt hơn
Thiết đặt thông số:
- Gắn máy cố định khung cảnh
- Lấy nét M
- Tốc độ đủ nhanh để mặt trăng đang di chuyển không bị mờ, có thể từ 1/60s trở lên.
- ISO tương ứng với nguồn sáng cụ thể, có thể 800 trở lên và tuỳ thời điểm trăng lên.
- Khẩu độ: không cần khẩu độ lớn.
Cách chụp:
- Chọn vị trí, hướng chụp. Như bức của Luna là ống kính hướng về phía chân trời Tây của Saigon; Bức ảnh của bạn Hung Dữ thì vòng cung bờ Tây – bờ Đông sông Hàn – Đà Nẵng.
- Mỗi 5 phút hoặc 10 phút, hoặc nhiều hơn tuỳ theo ý muốn khoảng cách giữa 2 lần trăng xuất hiện trong khung ảnh, bạn chụp 1 tấm.
- Chụp suốt 1 tiếng đồng hồ, hoặc suốt đêm, hoặc trong thời gian bạn muốn.
- Dùng phần mềm để ghép chồng các bức ảnh trên lại thành 1 khung.
- Bức ảnh của bạn Luna chụp “trăng khuyết dần” trong suốt 1 tiếng đồng hồ, cứ mỗi 5 phút bấm 1 tấm, và chụp 10 tấm.
- Bức ảnh của bạn Hung Dữ chụp tất cả 19 tấm và ghép tất cả 19 tấm trăng rồi ghép tấm ảnh nền cho khung ảnh trên.
Hậu kỳ:
Có nhiều phần mềm để ghép các bức ảnh trên, có thể là Photoshop, Photomatrix …
Ở đây, mình giới thiệu phần mềm đơn giản mà những người chụp Star Trails hay dùng. Ưu điểm là:
- Gọn nhẹ
- Tự động ghép chồng, đơn giản cho những bạn không rành Photoshop…
- Bạn chỉ việc tải phần mềm, đưa các bức ảnh vào và phần mềm tự động xử lý và xuất thành khung ảnh cuối cùng.
Bạn hãy chọn một khu vực rộng rãi nhất và trong lành nhất có thể, càng tránh xa khỏi ánh đèn đô thị càng tốt. Đây là một hiện tượng thiên văn có thể quan sát được bằng mắt thường nhưng sẽ thú vị hơn nếu bạn có một chiếc ống tele hoặc kính thiên văn. Mặt Trăng rất lớn nên dễ dàng định vị được trong quá trình quan sát.
Bạn có thể lưu giữ lại hiện tượng thú vị này để có thể chia sẻ với bạn bè và mọi người. Nếu bạn đã có trong tay một chiếc camera bất kì thì việc này vô cùng đơn giản, sau đây là một vài chia sẻ nho nhỏ có thể giúp các bạn ghi lại được những bức hình kỷ niệm.
- Đối với camera điện thoại:
- Đối với máy ảnh du lịch:
- Đối với dòng máy DSLR:
Chúc anh em có nhiều ảnh “siêu trăng” đẹp ưng ý.