HomeKiến thứcCó thể bạn chưa biết ?Tại sao nước biển lại mặn? Khu vực nào...

Tại sao nước biển lại mặn? Khu vực nào có nước biển mặn nhất?

5/5 - (2 bình chọn)

Muối là một hợp chất hóa học tồn tại trong tất cả các loại nước trên trái đất. Nhưng không phải loại nước nào cũng có vị mặn. Bạn có bao giờ thắc mắc rằng, Vì sao nước biển lại mặn trong khi nước sông suối lại ngọt? Nồng độ muối trong nước biển thế nào? Độ mặn trong nước biển có sự thay đổi không? Cùng Kinh nghiệm số giải thích điều đó để khám phá thêm những điều thú vị về nước biển trên trái đất này nhé. 

Nồng độ muối trong nước biển là bao nhiêu?

Nước biển mặn là điều chắc chắn mà không ai có thể phủ nhận. Vậy bạn có biết mức độ mặn của nước biển như thế nào? Hãy thử một thí nghiệm nhỏ để làm sáng tỏ điều này nhé. Bạn chuẩn bị một cốc nước lọc, tiếp đó lần lượt bỏ thêm các lượng muối khác nhau. 

Với lượng muối ít bạn bắt đầu cảm thấy vị mặn và vẫn có thể uống được. Khi lượng muối được bỏ ngày một nhiều hơn, vị giác của bạn rất khó để chấp nhận và phản đối với bạn rằng cốc nước này quá mặn để uống. Và nước biển cũng vậy, nó có thêm thành phần các hợp chất hòa tan mà cơ thể con người khó có thể chấp nhận được. 

Ước tính từ một vài nhà khoa học cho rằng, đại dương trên Trái Đất có chưa hơn 50 triệu tỷ tấn chất hòa tan. Và nếu lượng muối trong nước biển có thể tách ra được sẽ tạo nên lớp muối dày hơn 150 mét. Chiều cao này xấp xỉ một tòa nhà cao 40 tầng hiện nay. 

Nước biển khác hoàn toàn nước lọc mà chúng ta uống
Nước biển khác hoàn toàn nước lọc mà chúng ta uống

Trong 28 lít nước biển có chứa khoảng 1kg muối. Trong khi đó, một hồ nước bình thường chỉ chứa khoảng 4,54 gam muối tạp chất. Nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng hơn 200 lần. 

Vì sao nước biển lại mặn? 

Nguồn gốc của Đại dương

Trên Trái Đất gồm 5 Đại dương:

  • Thái Bình Dương
  • Đại Tây Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Bắc Băng Dương và vùng biển Nam Cực

Dựa vào hóa thạch các loại sinh vật cổ đại, các nhà khoa học cho rằng Đại Dương có tuổi vào khoảng hơn 500 triệu năm. Hiện tại, dù đã xuất hiện rất nhiều giả thuyết khác nhau về điều này tuy nhiên chưa có giả thuyết nào thực sự lý giải về toàn bộ mọi khía cạnh vấn đề. 

Vì sao nước biển lại mặn? 

Giả thuyết được chấp nhận nhiều hơn cả khi cho rằng cả khí quyển và đại dương đều được tích lũy dần dần từ thời điểm kiến tạo thông qua quá trình “loại khí” Trái Đất. Từ đó, chỉ ra rằng, Đại dương bắt nguồn từ hơi nước và các loại khí khác thoát ra từ macma nóng chảy Trái Đất sau đó bay lên cao và được làm lạnh thành mây bao phủ phía trên.

Theo lý thuyết, hơi nước & các loại khí khác thoát ra từ mắcma nóng chảy của Trái Đất sau khi bay lên cao, được làm lạnh thành mây bao phủ bên trên. Khi Trái Đất nguội đi dưới điểm sôi của nước, mưa bắt đầu xuất hiện và kéo dài liên tục trong nhiều thế kỷ tiếp theo. Lượng mưa này bao phủ hầu như toàn bộ bề mặt Trái Đất, và tạo ra đại dương nguyên sinh đầu tiên. Lúc này, nhờ trọng lực nên nước được giữ lại, không bị rơi ra khỏi Trái Đất.

Muối trong nước biển có nguồn gốc từ đâu? 

Nước biển là một hỗn hợp bao gồm hợp chất từ xác sinh vật biển bị phân hủy và muối khác. Nhờ phong hóa và xối mòn, mắc ma trên vỏ trái đất được làm nguội. Khi muối hình thành, nước mưa, dòng suối mang theo các loại khoáng chất từ đất liền đổ ra biển và tích tụ dần thành lượng lớn như ngày nay. 

Muối trong nước biển có nguồn gốc từ đâu? 

Đá và các trầm tích bên dưới đáy biển cũng góp phần tạo ra một số loại muối trong đại dương. Ngoài ra, muối trong đại dương còn đến từ các loại chất rắn, khí bên trong lòng Trái Đất thoát ra thông qua các miệng núi lửa trong đại dương.

Độ mặn của nước biển có sự thay đổi không? 

Để đo lường về độ mặn của nước biển, các nhà đại dương học đã dùng đơn vị phần nghìn (o/oo) để đo lường về độ mặn của muối và nồng độ một số thành phần riêng biệt trong nước như Magie, Natri, Kẽm…

Khi độ mặn 25 o/oo có nghĩa là 25 pound (15kg) muối trong 1000 pound nước biển. Tương tự, nồng độ NaCl 20 o/oo có nghĩa là có 20 pound NaCl trong 1000 pound nước biển.

Độ mặn nước biển có sự thay đổi, biến thiên bởi các yếu tố như: Lượng mưa, lượng nước chảy từ sông suối, mức độ băng tan, mức độ bay hơi, gió, tuyết và sự chuyển động các dòng hải lưu. 

Biển Đen - Nơi có độ mặn nước biển bậc nhất thế giới​.
Biển Đen – Nơi có độ mặn nước biển bậc nhất thế giới​

Nước biển mặn nhất thuộc về Biển Đen và khu vực vịnh Ba Tư (nồng độ 40 o/oo). So sánh giữa các đại dương lớn với nhau, Đại Tây Dương có mức độ mặn của nước biển lớn nhất với độ mặn trung bình vào khoảng 37,9 o/oo. Chỉ tính riêng Bắc Đại Tây Dương, biển Sargasso là khu vực có độ mặn lớn nhất với diện tích vào khoảng 5,18km 2. Khu vực này có độ mặn khá cao bởi nhiệt độ (vào khoảng 28 độ C). Yếu tố này làm cho nước có tỷ lệ bay hơi cao. Cộng với khu vực biển các xa đất liền nên không nhận được nguồn nước ngọt từ sông suối. 

Khu vực biển Bắc cực và Nam cực có độ mặn nước biển thấp nhất. Bởi khu vực này có nhiệt độ thấp, có mưa liên tục lượng băng tan chảy thường xuyên. 

Tương tự, dọc theo miền duyên hải các quốc gia, độ mặn những vùng biển này có sự thay đổi tương ứng từng thời gian và vị trí địa lý. Điển hình, ven biển bang Miama Hoa Kỳ, vào tháng 10 độ mặn nước biển từ 34,8 o/oo và  đạt mức 36,4 o/oo vào tháng 5, tháng 6. Cùng khoảng thời gian tương tự thì bờ biển Astoria, bang Oregon lại có độ mặn của nước biển là 0,3 o/oo vào tháng 4,5 và tháng 10 đạt mức 2,6 o/oo

Nguyên nhân sự khác nhau này bởi vùng biển Miami ít bị pha loãng nước ngọt hơn khu vực biển Astoria. Còn vùng biển Astonia được pha loãng thêm nguồn nước ngọt từ sông Columbia cung cấp. 

- Advertisement -